Ung thư giai đoạn cuối bị phù chân là trường hợp phổ biến. Nó không chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối mà có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào, khi người bệnh đang thực hiện các biện pháp điều trị ung thư. Phù chân là tình trạng phù tạm thời hoặc kéo dài trên chân do lưu lượng dịch trong cơ thể không được đẩy hết. Người bệnh ung thư không chỉ chân mà sưng phù có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác. Cùng tìm hiểu về mối liên hệ giữa ung thư và sưng phù trong bài viết.
Ung thư giai đoạn cuối gây phù chân đúng không?
Phù nề trong ung thư là hiện tượng sưng phù xuất hiện nhiều vị trí trên cơ thể mà phổ biến nhất là phù ở chân, bàn chân. Sưng phù do các mô cơ thể bị tích trữ các dịch lỏng do bệnh lý ung thư giữ chất lỏng hay do tác dụng của điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị, thuốc hay do cơ thể bị thiếu dinh dưỡng.
Bất kì giai đoạn nào của ung thư cũng có thẻ gây phù chân. Phù nề sẽ có biểu hiện như: sưng tấy, sưng húp, khi ấn vào bị lõm xuống, tiểu ít, tăng cân nhanh chóng,…
Nguyên nhân ung thư gây sưng phù
Những người bị ung thư phổi, ung thư dạ dày hay bất kì ung thư nào khác cũng có thể bị phù chân, các nguyên nhân gây sưng phù gồm:
- Cơ thể bị giữ nước, có thể do chế độ ăn nhiều muối, suy thận, gan,…
- Tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc hệ bạch huyết.

- Suy dinh dưỡng.
- Phương pháp điều trị ung thư phổi bao gồm xạ trị và phẫu thuật, có thể làm hỏng hoặc chặn dòng chảy của bạch huyết.
- Thuốc hóa trị như cisplatin và docetaxel.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen và naproxen, và một số loại thuốc hạ huyết áp.
- Chất lỏng tích tụ ở bàn chân và cẳng chân do bệnh nhân không vận động thể dục.
Các dấu hiệu của phù chân ở người bị ung thư
Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật đều có mục đích là tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng nó cũng phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong mô phổi và các cơ quan nội tạng. Do đó, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có xu hướng suy yếu, các tế bào khối u phát triển nhanh hơn, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và xảy ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, sưng chân và rụng tóc. Các triệu chứng cơ bản của sưng bàn chân khi bị ung thư giai đoạn cuối như:
- Sưng chân, bàn chân, cẳng chân và tê bì chân.
- Khi đi giày bệnh nhân cảm thấy chật chội.
- Bệnh nhân cảm thấy giảm sự linh hoạt ở các khớp chân.
- Da vùng chân dày hơn, săn chắc và căng hơn.
- Bàn chân có thể bị lõm xuống khi ấn vào.

- Tăng cân đột ngột.
- Người bệnh giảm lượng nước khi đi tiểu.
- Người bệnh thấy khó thở, ho, nhịp tim không ổn định.
- Vùng bụng căng cứng
- Vùng sưng càng lan rộng ra đến tay, cánh tay, mặt, cổ.
Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở chăm sóc sức khỏe nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng sưng phù, sau đó tư vấn để cải thiện tình trạng.
Cách cải thiện chứng phù nề khi bị ung thư
Việc cải thiện triệu chứng phù nề chân ở người ung thư có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư. Quá trình này được gọi là ngăn ngừa sưng phù, cải thiện các triệu chứng.
Để điều trị bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối bị phù chân, điều quan trọng là phải giải quyết nguyên nhân gây tích tụ chất lỏng. Phù chân có thể cải thiện nếu nguyên nhân là do dùng thuốc, mất cân bằng nội tiết tố, bệnh tim, cục máu đông, bệnh thận hoặc vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống. Còn nếu nguyên nhân là do bệnh lý ung thư thì có thể khó điều trị, phù chân có thể là vĩnh viễn.
Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng sưng phù, giảm sưng đau ở người ung thư:
- Chọn quần áo vừa vặn có thể rộng rãi nhưng không được chật.
- Kê cao chân khi nằm.
- Khi ngồi, người bệnh không bắt chéo chân để giúp chất dịch được lưu thông tốt.
- Không đứng lâu.
- Rèn luyện vận động bằng các bài tập như: đi bộ, vận động các vị trí đang bị sưng phù, đi lại, đạp xe đạp phục hồi chức năng,…
- Thay đổi chế độ ăn uống: giảm lượng muối, lượng natri có trong thức ăn, ăn nhiều rau, trái cây, không ăn đồ ăn nhanh, đồ hộp.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu với sự đồng ý của bác sĩ.
- Mang vớ y khoa giúp đẩy chất lỏng vào hệ thống tuần hoàn.

- Giảm cân: Nếu người bệnh đang bị thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân có thể giúp giảm phù nề. Tuy nhiên, hãy nhớ giảm cân chậm và ổn định tránh giảm cân quá nhanh.
- Massage: Massage cũng có thể giúp giảm phù nề bằng cách kích thích lưu thông máu và dịch trong cơ thể. Tránh massage quá mạnh hoặc ảnh hưởng đến những vùng cơ thể bị tổn thương.
Ung thư giai đoạn cuối bị phù chân là một tình trạng do sự tắc nghẽn trong hệ thống vận chuyển chất lỏng bên trong cơ thể. Nó gây ảnh hưởng đến cuộc sống, vận động của người bệnh, làm gia tặng sự tiêu cực nhiều hơn ở bệnh nhân. Vì thế những bệnh nhân bị ung thư cần nhận được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc của người nhà.
Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sưng phù mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh ung thư. Tập đạp xe tập thể dục kết hợp nghe nhạc sẽ giúp tăng cường khả năng của các giác quan, cải thiện tinh thần, tạo sự hứng phấn cho người bệnh.