Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Nhân Sự

0
1896

Tháp nhu cầu Maslow có tác dụng mạnh mẽ và vẫn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống từ khi được công bố cho đến ngày nay. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu tháp nhu cầu Maslow là gì cùng những ứng dụng của nó trong quản trị nhân sự nhé.

1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Theo Maslow, nhu cầu của con người được phân thành hai nhóm chính là nhu cầu cơ bản (Basic needs) và nhu cầu nâng cao (Meta needs). 

Khi các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ… được đáp ứng con người sẽ có thêm động lực để theo đuổi những nhu cầu ở cấp độ cao hơn như nhu cầu được an toàn, tôn trọng, danh tiếng, địa vị… 

Dựa vào đây mà ông sáng tạo ra tháp nhu cầu Maslow gồm 5 cấp bậc, được thể hiện dưới hình dạng của một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu cao cấp hơn ở phía trên

Tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow

Lý thuyết này là cơ sở chính để thấy được nỗ lực và động lực có tương quan như thế nào khi thảo luận về hành vi của con người. 

1.2. Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng được để con người có thể tồn tại và sống một cách thoải mái.

Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu lâu dài, lúc nào cũng cần và dường như không thay đổi theo thời gian, như: quần áo, đồ ăn, thức uống, tình dục, chỗ ở,…

Nếu một người con đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu sinh lý thì họ hoàn toàn không có khả năng và động lực để tiến tới những nhu cầu cao hơn.

1.3. Nhu cầu được an toàn

Sau khi được thỏa mãn nhu cầu sinh lý thì con người bắt đầu tìm cách để có thể duy trì, gìn giữ và tận dụng những gì đang có.

Từ đó, nhu cầu an toàn được sinh ra để giải quyết nỗi lo bị tổn thương không chỉ về mặt vật chất mà còn là về tinh thần.

Nhu cần an toàn bao gồm:

1.3.1. An toàn về sức khỏe

Sau khoảng thời gian lao động vất vả để kiếm miếng cơm manh áo, con người nhận ra rằng nếu không có sức khỏe thì tất cả đều nhanh chóng tiêu tan.

Do đó, an toàn về sức khỏe trở thành vấn đề được quan tâm và chú trọng hàng đầu để đảm bảo thể chất luôn ở trạng thái tốt nhất.

1.3.2. An toàn về tài chính

Không một ai muốn mất đi những gì mình đã cất công gầy dựng, đặc biệt là về vấn đề tiền bạc.

An toàn về tài chính là sự mong muốn có được một công việc lâu dài, thu nhập ổn định để chu cấp cho nhu cầu sinh lý.

1.3.3. An toàn tính mạng, không gây thương tích

Tương tự như nhu cầu an toàn về sức khỏe, con người bắt đầu chi trả nhiều hơn cho bảo hiểm y tế để đổi lấy sự an tâm về việc bảo toàn thân thể.

1.4. Nhu cầu về xã hội

Nếu như 2 cấp bậc đầu tiên của tháp nhu cầu Maslow chủ yếu là về thể chất thì bắt đầu từ đây, ta sẽ thấy rõ hơn các động lực tìm kiếm sự thỏa mãn về tinh thần.

Con người không hề làm việc và tồn tại độc lập mà luôn chịu tác động và chi phối bởi những cá thể xung quanh.

Chúng ta luôn khao khát cảm giác được thuộc về và chấp nhận trong một nhóm xã hội nào đó dù lớn hay nhỏ để không cảm thấy mình lạc lõng và trơ trọi.

Từ đây, nhu cầu về xã hội hình thành, được thể hiện rõ nét qua hoạt động tương tác với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… để tìm kiếm sự cảm thông, chia sẻ và kết nối với cộng đồng.

1.5. Nhu cầu được tôn trọng

Ở cấp này, nhu cầu của con người đề cập đến việc mong muốn được người khác coi trọng, chấp nhận. 

Họ bắt đầu nỗ lực, cố gắng để chứng minh rằng mình là người có giá trị, được việc, cần được nhìn nhận và trân trọng.

Nhu cầu được kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow được chia làm hai loại:

Phiên bản thấp hơn là nhu cầu nhận được sự tôn trọng từ người khác được thể hiện qua danh tiếng, địa vị, vị trí mà người khác đạt được trong xã hội hoặc trong một tổ chức, tập thể nào đó.

Phiên bản cao hơn  là lòng tự trọng đối với bản thân. Nó thể hiện ở việc gìn giữ các phẩm giá, đạo đức của bản thân. 

Một người thiếu lòng tự trọng rất dễ dẫn đến mặc cảm, tự ti về bản thân, sợ tiếp nhận ánh nhìn soi xét từ mọi người.

Do đó, người không có lòng tự trọng không thường được đánh giá cao trong cuộc sống vì họ không đáp ứng được những chuẩn mực cần có ở một người.

Để đạt được nhu cầu kính trọng này, chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực để phát triển và chứng tỏ bản thân là người có năng lực, có sự khác biệt, đóng góp cho tổ chức.

1.6. Nhu cầu thể hiện bản thân

Đây là đỉnh tháp nhu cầu Maslow mà bất kỳ ai cũng mong muốn chạm tới, là cái đích của sự phấn đấu và nỗ lực.

Nếu như những nhu cầu trước chỉ cần đáp ứng được điều đang thiếu là đã có thể thỏa mãn thì nhu cầu thể hiện bản thân đòi hỏi sự bổ sung và hoàn thiện không ngừng nghỉ để phát triển bản thân ngày càng tốt hơn.

Nhận thức và đáp ứng được nhu cầu này càng sớm chừng nào thì con đường tiến tới thành công càng nhanh chóng và rực rỡ hơn.

Bởi lẽ khi đó, bạn là người sống có mục tiêu và luôn nỗ lực để đạt được nó, thể hiện và đóng góp giá trị tích cực của mình cho cộng đồng.

Vì chỉ khi nào bạn thực sự đủ tốt, đủ tự tin vào năng lực bản thân thì mới dám thể hiện và khẳng định mình đúng không nào.

2. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Từ tháp nhu cầu Maslow, ta thấy được sự thay đổi hành vi của con người đều có mục đích và động lực riêng.

Một tổ chức, doanh nghiệp, công ty nếu có thể tạo điều đội nhóm, nhân viên của mình đáp ứng được các nhu cầu nói trên thì sẽ vận hành rất hiệu quả vì cá nhân nào cũng dần hoàn thiện và ưu tú hơn.

Sau đây là một số phương pháp được ứng dụng từ tháp nhu cầu Maslow trong lĩnh vực quản trị nhân sự.

2.1. Nhu cầu sinh lý, thể chất

Vì đây là cấp bậc cần được đáp ứng đầu tiên trong tháp nhu cầu maslow nên nó phải được các tổ chức xem xét kỹ lưỡng.

Lương và phúc lợi là một trong những yếu tố hàng đầu được quan tâm khi lựa chọn một công việc vì cơ bản chúng ta đi làm là để kiếm tiền nuôi sống bản thân.

Nhà tuyển dụng và quản lý có thể đáp ứng nhu cầu này bằng cách đưa ra những chính sách lương phù hợp với tính chất công việc, như: lương căn bản, hưởng hoa hồng, áp dụng KPI, tăng ca,…

Ngoài lương cứng được hưởng hàng tháng thì các phúc lợi khác như: phụ cấp ăn trưa, du lịch hằng năm, thưởng cuối năm,… sẽ phần nào giúp nhân viên giảm đi nỗi lo cơm áo gạo tiền.

2.2. Nhu cầu an toàn và sức khỏe cho nhân viên

Cấp bậc cần thỏa mãn tiếp theo trong tháp nhu cầu Maslow là nhu cầu được an toàn.

Để đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên luôn ở trạng thái tốt nhất, nhà quản lý cần đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất an toàn, sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi.

Dành không gian riêng ngoài văn phòng để nhân viên có chỗ nghỉ ngơi buổi trưa, thư giãn hay tập luyện thể dục thể thao là một phương án vô cùng lý tưởng.

Tháp nhu cầu Maslow
Chỗ nghỉ trưa cho nhân viên

Đối với bộ phận sản xuất, môi trường làm việc phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động tối thiểu theo quy định của pháp luận, như: Đồng phục bảo hộ lao động, hệ thống chữa cháy khẩn cấp, trang thiết bị hỗ trợ khi thực hiện công việc nguy hiểm,…

Bên cạnh đó, với các công việc có tính chất ảnh hưởng đến sức khỏe như hóa được, dầu khí thì nên có những khoản trợ cấp đặc biệt để giữ chân nhân viên.

2.3. Đáp ứng nhu cầu xã hội

Một môi trường làm việc làm mạnh không chỉ dừng lại ở cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi mà còn ở không khí và tinh thần làm việc.

Ai cũng muốn đi làm trong tâm thứ thoải mái, không quá gò bó và áp lực bởi khối lượng công việc, nhận được sự quan tâm từ cấp trên và đồng nghiệp, có sự tương tác qua lại với nhau.

Cũng như khi đi học, ngoài kiến thức sách vở ra thì việc được gặp gỡ, chơi đùa cùng bạn bè có khi còn được chú trọng hơn vì nó mang lại liều thuốc sảng khoái cho tinh thần. 

Đó là nhu cầu được kết nối để trở thành một phần của tổ chức theo tháp nhu cầu Maslow.

Một số gợi ý để đáp ứng nhu cầu này của nhân viên:

Nếu là công ty lớn có nhiều bộ phận thì cần tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội hợp tác cùng các phòng ban khác, mở rộng giao lưu giữa các bộ phận.

Có một đội ngũ nhân viên chuyên phụ trách các hoạt động tập thể để thiết kế các chương trình giao lưu, trò chuyện và giải trí cho toàn thể công ty.

Tổ chức liên hoan, ăn mừng các ngày lễ trong năm: tất niên, tân niên, ngày quốc tế phụ nữ,…

Tổ chức du lịch hằng năm, liên hoan hằng tháng hoặc hàng tuần

Tổ chức sinh nhật cho nhân viên

Tháp nhu cầu Maslow
Tổ chức teambuilding

2.4. Nhu cầu được tôn trọng

Theo tháp nhu cầu Maslow, để được người khác tôn trọng thì chúng ta luôn cố gắng thể hiện được những giá trị, đóng góp tích cực cho tổ chức.

Khi nhân viên cảm thấy những đóng góp của mình được trân trọng, họ sẽ cảm thấy hăng hái và có động lực làm việc hơn vì biết rằng mình đang không lãng phí công sức.

Một số gợi ý để đáp ứng nhu cầu được tôn trọng của nhân viên như sau:

Công bằng và minh bạch khi đánh giá nhân viên: Có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn với nhân viên xuất sắc, nhân viên lâu năm, lương theo năng lực để nhân viên có động lực phấn đấu.

Tổ chức các buổi khen thưởng nhân viên để thành tích của họ được nhiều người biết đến và noi theo.

Tháp nhu cầu Maslow
Khen thưởng nhân viên

Đề bạt người có năng lực lên những vị trí cao hơn, phát huy được hết vai trò của họ.

2.5. Nhu cầu được phát triển và thể hiện khả năng

Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow ở cấp độ 4 và 5 khá tương đồng nhau vì đều tập trung vào hỗ trợ nhân viên thể hiện và phát triển bản thân.

Dù là nhân viên mới hay lâu năm thì công ty cũng cần có những buổi training kiến thức mới để làm phong phú thêm vốn hiểu biết của họ.

H5: Tổ chức training cho đội ngũ quản lý và nhân viên

Nếu được, đừng ngại ngần khuyến khích nhân viên nhận làm những công việc mang tính thách thức hơn để giúp họ có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn.

Ứng dụng tốt tháp nhu cầu Maslow vào việc quản trị nhân sự sẽ giúp tổ chức giữ chân nhân viên giỏi trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay đấy.

Nguồn: Kinh tế – thời đại