Shark Tank – Những Điều Cần Biết Về Cá Mập Và Người Gọi Vốn

0
1170

Shark Tank là chương trình truyền hình thực tế đã có mặt ở 40 quốc gia và thu hút 300 triệu lượt xem trên toàn thế giới. Shark Tank Việt Nam là nơi giúp Start-up gọi vốn và tăng giá trị của công ty của mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về Shark Tank nào!

1. Shark Tank là gì?

Shark Tank
Shark Tank

Shark Tank (tạm dịch Hồ bơi cá mập), đây là một chương trình thực thế của Mỹ được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2009, trên kênh ABC. Bản gốc của nó là Dragons’ Den có nguồn gốc từ Nhật Bản. Được từ năm 2001. 

Shark Tank truyền cảm hứng cho những người có đam mê kinh doanh, khởi nghiệp. Đây là nơi họ thực hiện các bài thuyết trình trước hội đồng các nhà đầu tư (Shark), đưa ra các mức lợi nhuận và thuyết phục nhà đầu tư lựa chọn mình. 

Shark Tank là chương trình truyền hình rất thành công và được hàng triệu khán giả yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Anh hiện phát sóng 13 mùa, Canada 11 mùa và 7 mùa tại Mỹ. Shark Tank đã đánh dấu thanh công của mình bằng việc hai lần vinh dự giành giải thưởng Primetime Emmy Award. Đây là giải thưởng dành cho chương trình truyền hình thực tế xuất sắc nhất.

Tính đến nay, Shark Tank có được lượng fan lên đến 300 triệu và có mặt ở 41 quốc gia. Chương trình đối với các Start-up sẽ tạo cơ hội quảng bá sản phẩm vô cùng lớn. Đồng thời nâng cao tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo cho người dân khắp nơi.

Shark Tank
Shark Tank Việt Nam

Việt Nam là quốc gia thứ 41 có chương trình này. Chương trình ngay từ những tập đầu tiên phát sóng đã nhanh chóng gây sự chú ý, thu hút đông đảo lượng người quan tâm. 

Tại Việt Nam, Công ty TV HUB (trước đây là TVPlus) độc quyền sản xuất Shark Tank – Thương vụ Bạc tỷ. Mùa đầu tiên được tổ chức vào năm 2017 và được phát sóng trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. Hiện nay đang công chiếu đến mùa 3. Và mùa 4 đang tiến hành nhưng do Co-vid 19 nên tạm hoãn.

Shark Tank Việt Nam là nơi giúp Start-up gọi vốn và tăng giá trị của công ty của mình. Đồng thời, còn là công cụ marketing platform tuyệt vời để các Start-up làm truyền thông cho doanh nghiệp của chính mình. Nâng cao nhận biết về công ty mình khi đã, đang và sẽ ra thị trường. 

Ngoài ra, Shark Tank còn là nơi mang đến cơ hội tuyệt vời để giao lưu, kết nối với mentor. Giúp các nhà kinh doanh, Start-up nhận những lời khuyên hữu ích từ các Shark về doanh nghiệp của mình.

Những con số ấn tượng của Shark Tank trong 3 mùa vừa qua là: 

  • Tổng số tiền đã được cam kết đầu tư sau 3 mùa là 772 Tỷ
  • Tổng số Start-up đã được cam kết đầu tư sau 3 mùa là 77 Start-up
  • Số tiền được cam kết đầu tư cao nhất cho 1 Start-up là 138 Tỷ

2. Luật chơi dành cho người gọi vốn

Shark Tank
Shark Tank Việt Nam – Người gọi vốn

Khi những người kêu gọi đầu tư được chọn vào vòng ghi hình Shark Tank. Các tài liệu liên quan đến tài chính sẽ không được những người gọi vốn mang theo trong quá trình ghi hình. Theo điều luật này, các Start-up khi đến tham gia ghi hình với chương trình, chỉ được quyền mang những loại giấy tờ như Bằng Sáng Chế, Hợp Đồng Kinh Doanh và những tài liệu được Ban tổ chức cho phép. Cấm sử dụng tất cả những tài liệu liên quan đến tài chính.

Họ – các doanh nhân khởi nghiệp sẽ trình bày về sản phẩm của mình trước các nhà đầu tư (được gọi là các Shark). Người kêu gọi đầu tư sẽ phải trải qua 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu thông tin về sản phẩm

Người kêu gọi đầu tư sẽ phải thuyết trình toàn bộ thông tin sản phẩm gọi vốn trong Shark Tank. Nói rõ các tính năng sản phẩm, giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng, chi phí và giá sản xuất, hình thức phân phối, lượng sản phẩm bán ra trung bình trong từng giai đoạn. Và đặc biệt phải nói về số tiền muốn được đầu tư là bao nhiêu, và bao nhiêu phần trăm cổ phần cho từng đó vốn đầu tư.

Phần 2: Chất vấn, Trả lời các câu hỏi của các nhà đầu tư

Người kêu gọi đầu tư và các nhà đầu tư trong Shark Tank sẽ làm việc trực tiếp với nhau. Người kêu gọi vốn sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm,… Sau đó sẽ thương thuyết về số vốn đầu tư hoặc số lợi nhuận được trả lại (cổ phiếu, lợi nhuận, hình thức khác…). Phần này, người kêu gọi vốn phải thể hiện được bản lĩnh đàm phán trong cuộc thương thuyết với các nhà đầu tư.

Phần 3: Ra quyết định

Ở phần cuối của Shark Tank, các nhà đầu tư có thể cùng nhau đầu tư cho một doanh nghiệp, hoặc chỉ một nhà đầu tư, hoặc không có ai đầu tư cho dự án đó cả. Nếu người gọi vốn không hài lòng với đề nghị của Shark thì họ có quyền từ chối và ra về tay trắng.

3. Luật dành cho các Shark

Shark Tank
Các Shark trong Shark Tank Việt Nam

Những nhân vật chính xuyên suốt các tập, thậm chí là các mùa của Thương vụ bạc tỷ – Shark Tank được gọi là các Shark (tức là nhà đầu tư hay còn gọi là các cá mập). Là nhân vật quan trọng, nhưng họ cũng phải tuân thủ những luật lệ khắt khe của chương trình.

Trong Shark Tank , cá Shark không được sử dụng bất cứ loại máy tính hay smartphone nào dùng để tính toán. Các Shark phải tính toán bằng cách tính nhẩm. Qua nhiều tập của 3 mùa phát sóng, Shark Trần Anh Vương đã được ví là “thánh tính nhẩm”.

Theo luật của chương trình nhà đầu tư không được sử dụng các công nghệ tính toán mà chỉ được dùng sổ và bút. Các Shark dùng chúng để ghi chép lại con số chính xác, giúp tính toán và đưa ra quyết định đầu tư nhanh hơn.

Các Shark chỉ có thời gian 1 giờ để đưa ra quyết định đầu tư. Trong khí đó, đến với chương trình Shark Tank, các nhà đầu tư phải đồng ý với quy định “mỗi shark phải đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng”. 

Trong thương hiệp với người gọi vốn, các Shark phải đầu tư số tiền lớn hơn hoặc bằng số tiền mà Startup yêu cầu chứ không được phép ít hơn. Do đó, việc nâng tỷ lệ cổ phần nhận được cho mỗi khoản đầu tư của mình được các Shark sử dụng thường xuyên. 

Khi buổi thương thuyết và ghi hình Shark Tank đã hoàn tất, các Startup không nhận đầu tư hoặc các Shark đưa ra quyết định không đầu tư thì cả các Shark và các Startup  đều không được trao đổi hay liên lạc với nhau về vấn đề kinh doanh.

4. Những cá mập trong Shark Tank

4.1. Ông Nguyễn Xuân Phú:

Shark Phú tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Phú, sinh năm 1971. Hiện nay, ông là nhà sáng lập cũng như là Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Sunhouse. Đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn.

Ông là cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành Kinh tế lao động.

4.2. Ông Trần Anh Vương

Shark Trần Vương Anh, quê tại tỉnh Thái Bình. Shark sinh ngày 15/6/1972. Hiện đang là tổng giám đốc của công ty cổ phần SAM Holdings, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư BVG, Thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (NDP) và Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN).

Ông tốt nghiệp cử nhân và học thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Kinh tế Quốc dân.

4.3. Ông Phạm Thanh Hưng

Shark Hưng tên đầy đủ là Phạm Thanh Hưng. Shark Hưng sinh 1972 tại Hà Nội, Việt Nam. Và hiện đang nắm giữ vị trí chủ tịch công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Thế Kỷ CENINVEST, Phó Chủ tịch hội đồng quản trị CENGROUP.

Xuất thân là kỹ sư ngành Đúc – Nhiệt luyện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Không những thế Shark Hưng còn là cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Và ông cũng là người duy nhất trong các Shark có xuất thân là dân kỹ thuật.

4.4. Bà Thái Vân Linh

Shark Linh sinh năm 1977. Hiện đang là Giám đốc vận hành và chiến lược quỹ đầu tư VinaCapital, CEO của Quỹ Đầu tư Việt Nam.

Bà là một nữ doanh nhân thành đạt, tham gia Thương vụ bạc tỷ – Shark Tank Việt Nam từ mùa 1 năm 2017.

Bà từng học ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, sau đó học lên thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành tài chính.

4.5. Ông Lê Đăng Khoa

Shark Khoa sinh ngày 5 tháng 9 năm 1983. Ông là nhà sáng lập khu du lịch sinh thái The Bamboo, đồng sáng lập chuỗi cửa hàng 38 Flower Market Tea House. Ngoài ra còn là ông bầu của đội bóng rổ DaNang Dragon, vô địch VBA 2016, sở hữu công ty về cảnh quan Landscape Company.

Shark Khoa nổi tiếng với danh hiệu “Soái ca khởi nghiệp”. Ngoài 30, đã sở hữu 5 công ty, trong đó có công ty tiếp quản từ gia đình – Phân Bón Ba Lá Xanh.

Ông là cựu sinh viên trường Đại học RMIT Việt Nam, ngành kinh doanh thương mại.

4.6. Bà Trương Lý Hoàng Phi

Shark Trương Lý Hoàng Phi sinh ngày 06/01/1982, quê gốc ở Đà Nẵng. Hiện là nhà sáng lập và cố vấn Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp BSSC, kiêm Tổng Thư Ký Hội Doanh Nghiệp Trẻ Tp.HCM (YBA), ngoài ra còn là giám đốc điều hành VinTech City – Tập đoàn Vingroup.

Bà tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Kinh tế, ngành Quản trị Kinh doanh.

4.7. Ông Nguyễn Ngọc Thủy

Shark Thủy tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Thủy, sinh ngày 17/4/1982. Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax. Đồng thời là founder kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup.

Ông từng theo học tại Đại học Mỏ Địa chất.

4.8. Ông Nguyễn Mạnh Dũng – Dzung Nguyễn

Shark Dũng tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Dũng, năm 1980. Hiện đang là Giám đốc Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Việt Nam và Thái Lan với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. 

Ông là nhà đầu tư và cố vấn cho nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam như Tiki, Foody, Vatgia, … Và các công ty công nghệ tại Thái Lan như Priceza, eCommerce, Getlinks… 

Ông là cựu sinh viên của Trường Đại học Ngoại thương, ngành kinh doanh quốc tế và là thạc sĩ kinh tế của Đại học Hosei (Tokyo, Nhật Bản).

Shark Dũng nói được thành thạo 2 ngôn ngữ là tiếng Nhật và tiếng Anh.

4.9. Ông Nguyễn Thế Lữ- Louis Nguyễn

Shark Louis Nguyễn tên khai sinh là Nguyễn Thế Lữ, ông sinh ngày 21/4/1963. Hiện tại, ông đang ngồi chiếc ghế Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management (SAM).

Trước đây ông theo học và đỗ cử nhân tài chính.

4.10. Ông Nguyễn Thanh Việt

Shark Việt tên đầy đủ là Nguyễn Thanh Việt, sinh năm 1963, quê Hà Tĩnh. Shark Việt là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom).

Trước đây ông theo học tại trường Đại học Thủy lợi.

4.11. Ông Đặng Hồng Anh

Shark Hồng Anh tên đầy đủ là Đặng Hồng Anh, sinh ngày 10 tháng 03 năm 1980. Từ 2012 đến nay ôngà là Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch HĐ sáng lập Công ty CP Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín, Phó Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đầu tư DHA. Và là Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam khóa VI.

Trường Đại học Hùng Vương chính là ngôi trường ông theo học và đỗ cử nhân.

4.12. Ông Nguyễn Hòa Bình

Shark Bình tên khai sinh là Nguyễn Hòa Bình, ông sinh năm 1981. Ông là người Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech.

Ông tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4.13. Bà Đỗ Thị Kim Liên

Shark Liên sinh năm 1968. Là nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm LIAN – ứng dụng bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam. Song với đó bà còn là nhà sáng lập tập đoàn AquaOne – chuyên xử lý và cung cấp nước sinh hoạt. Không chỉ vậy Quỹ Môi trường xanh Việt Nam được thành lập còn có công sáng lập của bà. Trước đây Bà từng là người đảm nhiệm vai trò Lãnh sự danh dự Cộng hòa Nam Phi tại Tp.HCM suốt hơn 10 năm.

Trường đại học Sư phạm Hà Nội II là nơi Shark Liên theo học.

Shark Tank là một chương trình hay và bổ ích. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cần vốn đầu tư có vốn để mở rộng, phát triển. Đồng thời, nâng cao tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp cho các cá nhân. Hãy xem Shark Tank để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng khi thuyết trình, thương thuyết và kêu gọi vốn đầu tư cho bản thân mình.