Rối Loạn Tiền Đình Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Điều Trị

0
750

Rối loạn tiền đình là vấn đề sức khỏe do viêm, nhiễm trùng hoặc tổn thương hệ thống tiền đình của cơ thể. Có nhiều loại rối loạn tiền đình khác nhau và chúng có thể gây ra choáng váng, chóng mặt và các triệu chứng khác. Vì không thể thấy nên người thân không hiểu tình trạng của bạn.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là gì?

1.1. Hệ thống tiền đình

Thuật ngữ ‘tiền đình’ dùng để chỉ hệ thống cân bằng của tai trong. Chúng ta có thể đạt được sự cân bằng thể chất tốt với sự cân bằng thích hợp của tai trong, mắt, não và cơ-xương. Mọi người được coi là khỏe mạnh nếu hệ thống cân bằng tai trong của họ được ghép nối đúng cách.

Nếu bệnh tật, nhiễm trùng hoặc chấn thương làm hỏng các khu vực tiền đình này, có thể dẫn đến rối loạn chóng mặt hoặc thăng bằng. Rối loạn tiền đình cũng có thể trở nên tồi tệ hơn do yếu tố di truyền hoặc môi trường, hoặc xảy ra không rõ nguyên nhân.

1.2. Rối loạn tiền đình là gì?

Bệnh xảy ra đa phần là vì dây thần kinh số tám bị tổn thương, khiến cho những thông tin thu nhận được từ tai bị truyền tới não sai lệch. Khi đó dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, khó tập trung và nặng hơn là mất nhận thức.

Để có thể dễ hiểu hơn về bệnh này là bị như thế nào thì nó chính là cảm giác khi con người xoay vòng liên tục tại chỗ và dừng lại. Cơ thể chúng ta bắt đầu loạng choạng và buồn nôn, mất khả năng xác định phương hướng.

Hiện tượng nghẽn thông tin tại các đường truyền neuron, hoặc thiếu máu, thiếu oxy để cung cấp năng lượng cho não hoạt động cũng dẫn đến rối loạn hệ thống tiền đình.

Mắc phải bệnh tiền đình sẽ gây cản trở rất nhiều tới chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả làm việc của bất cứ ai, nếu tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn thì có thể dẫn đến tử vong.

Rối loạn tiền đình
Tiền đình là gì?

2. Các loại rối loạn tiền đình

Trong hệ thống tiền đình có nhiều phần tai trong và não tham gia vào quá trình tiếp nhận, phân tích và vận chuyển thông tin để điều khiển sự cân bằng và hoạt động của mắt. 

Khi nói tổn thương hệ thống tiền đình thì nguyên nhân có thể từ nhiều bộ phận trong hệ thống. Điều đó dẫn tới nhiều loại rối loạn khác nhau.

2.1. U dây thần kinh âm thanh

U dây thần kinh âm thanh (hay còn gọi là tiền đình schwannoma, u dây thần kinh VIII) là một khối u nghiêm trọng nhưng không ác tính, phát triển vỏ bọc của dây thần kinh ốc tai tiền đình của tai trong, Truyền cả thông tin cân bằng và âm thanh đến não. 

Khi u dây thần kinh âm thanh phát triển lên, nó làm nghẽn đường truyền thông tin, dây thần kinh tiền đình, có thể gây mất thính giác, ù tai và chóng mặt hoặc mất thăng bằng.

Rối loạn tiền đình
Cấu tạo tiền đình

2.2. Chóng mặt và mất cân bằng do tuổi tác

Chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nếu nó dẫn tới té ngã thì đã đến giai đoạn nguy hiểm rồi. Chóng mặt ở người cao tuổi có thể là kết quả của các vấn đè liên quan tới tiền đình, hệ trung ươn não và thị lực và cũng như các bệnh lý thần kinh, tâm lý và các nguyên nhân không rõ lý do. Tuy nhiên, 50% các trường hợp chóng mặt ở người cao tuổi được cho là bắt nguồn từ rối loạn tiền đình.

Suy giảm chức năng tai trong có thể do một số tình trạng, bao gồm lão hóa bình thường, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), nhiễm trùng, bệnh Meniere hoặc giảm lưu lượng máu đến các tế bào thần kinh chuyên biệt. 

Rối loạn tiền đình
Chóng mặt và mất cân bằng

2.3. Bệnh chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

BPPV là viết tắt của Benign Paroxysmal Positional Vertigo, có nghĩa là:

  • Benign: lành tính – không nguy hiểm đến tính mạng.
  • Paroxysmal: cơn kịch phát – nó chỉ xảy ra đột ngột, ngắn hạn.
  • Positional: vị trí – nó được kích hoạt bởi một số vị trí hoặc một số chuyển động của đầu.
  • Vertigo: chóng mặt – cảm giác sai lệch về chuyển động quay, đứng.

BPPV là một biến chứng rối loạn tiền đình phổ biến, gây chóng mặt hoa mắt và các triệu chứng khác do các thay đổi về vị trí bất chợt trong não, chủ yếu xảy ra khi ngẩng đầu lên xuống.

Nguyễn nhân thứ hai dẫn tới BPPV là do sự tích tụ các mảnh vụn otoconia được tạo từ các tinh thể nhỏ của canxi cacbonat (hay được biết tới với tên “đá tai”). Sự dịch chuyển của otoconia làm cho tính hiệu sai đến não.

Ngoài liên quan tới rối lọan ở tiền đình ra thì BPPV còn liên quan tới đau nửa đầu.

2.4. Tự miễn tai trong (AIED)

Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tế bào, virus có hại cho cơ thể. Nhưng tự miễn là hiện tượng hệ thống miễn dịch tấn công chính tế bào của cơ thể mình. Tự miễn có thể ảnh hưởng trên toàn bộ cơ thể, hoặc chỉ một số bộ phận nhất định, ví dụ như tai trong.

Khi tai bị tự miễn tấn công sẽ dẫn tới tổn thương và mất đi chức năng của tai. Quá trình này có thể diễn ra nhanh hơn do AIED gây ra.

2.5. Giảm chức năng tiền đình hai bên

Giảm hoặc mất chức năng tiền đình hai bên dẫn đến khó duy trì sự thăng bằng cho cơ thể, đặc biệt là khi đi bộ trong bóng tối hoặc đi trên các bề mặt không bằng phẳng và làm giảm khả năng nhìn rõ của bệnh nhân khi cử động đầu. Suy giảm chức năng và mất chức năng tiền đình hai bên có thể xem như nguyên nhân thứ cấp cho các vấn đề khác.

2.6. Hội chứng CANVAS

CANVAS là từ viết tắt “dễ nhớ” của chứng Cerebellar Ataxia, Neuropathy, Vestibular Areflexia (tạm dịch: Mất điều hòa tiểu não, bệnh thần kinh và chứng rối loạn tiền đình). Chỉ có một số rất ít bệnh nhân được chẩn đoán là bị CANVAS cùng với bệnh thần kinh ngoại biên phổ biến.

Bệnh nhân CANVAS kết hợp mất điều hòa tiểu não (tức là các vấn đề về phối hợp – CA), tổn thương dây thần kinh ngoại biên (bệnh thần kinh – N) và mất chức năng tiền đình (rối loạn tiền đình – VA).

Sự kết hợp này gây ra những xáo trộn lớn đối với sự cân bằng vì mỗi hệ thống này chỉ đóng góp vào sự cân bằng sẽ kém hơn nhiều so với khi chỉ một hoặc hai chứng xảy ra thôi.

2.7. Bệnh Ménière

Rối loạn tiền đình
Prosper Ménière

Bệnh Ménière là một chứng rối loạn tiền đình,một bệnh lý rối loạn thính lực tạo ra một loạt các triệu chứng tái phát do kết quả của một lượng lớn chất lỏng gọi là endolymph tích tụ ở tai trong một cách bất thường.

Bệnh có thể ảnh hưởng tới một hoặc cả hai bên tai. Người bị mắc bệnh sẽ bị ù tai kéo dài kèm theo những cơn chóng mặt, cảm giác xoay trong và có thể mất thính lực vĩnh viễn.

Bệnh Ménière có thể phát triển ở bất cứ độ tuổi nào nhưng nó nhiều khả năng xuất hiện nhất ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.

3. Những ai có thể bị rối loạn tiền đình?

Theo như quan điểm của người Việt hiện nay, nhiều người cho là bệnh chỉ có xảy ra ở người lớn tuổi, càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng, và mất thăng bằng. Nhất là những người đã qua tuổi 40.

Khi đã có bệnh án liên quan tới chóng mặt, đau đầu thường xuyên hay va chạm đầu mạnh thì sẽ dễ có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn này.

Nhưng theo những nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy, tỷ lệ mắc chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân là do:

  • Tiếp xúc với ánh sáng điện tử nhiều, dẫn tới nhiễu thông tin truyền đi vì sóng ánh sáng điện tử tác động nhiều tới neuron.
  • Suy nghĩ nhiều, môi trường làm việc ồn ào cũng là một nguyên nhân chủ yếu hiện nay.

Thực tế, rối loạn tiền đình xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên… Lý do là họ phải ngồi nhiều, ít vận động cơ thể dẫn tới co thắt nghẽn động mạch cột sống thân. Khiến cho hoạt động não không đủ công suất, thông tin xử lý chậm đi và bị rối loạn.

4. Điều trị rối loạn tiền đình

  • Phải biết cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi đúng cách. Cốt lõi của cuộc sống khỏe mạnh là cân bằng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh phải có đủ nhóm chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng để não hoạt động cũng như là cơ thể. Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung Vitamin K để phòng tránh các vụn canxi cacbonat đọng lại. Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Tập các bài tập thể dục phục hồi chức năng tiền đình. Các bệnh nhân cần thực hiện đúng những động tác khoa học, kèm cặp bởi các chuyên gia trong lĩnh vực để tránh mang thêm tật.
  • Sử dụng đúng thuốc và đúng liều theo bác sĩ kê đơn. Hãy nói cho bác sĩ biết khi bị dị ứng với bất kì thành phần hóa học nào của thuốc. Không nên hỏi liều thuốc của người khác để áp dụng cho bản thân vì mỗi người mỗi mức độ bệnh khá nhau.
  • Phẫu thuật khi thật sự cần thiết. Khi các phương pháp tự trị, tự khắc phục đều không thành, không đem tới kết quả khả quan hơn. Các bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể tới ngay các bệnh viện trung ương để khám và chỉ định phẫu thuật.

5. Phòng bệnh bằng thể dục

Rối loạn tiền đình
Phòng bệnh bằng thể dục

Sau đây sẽ là các động tác đơn giản để luyện tập nhằm phòng ngừa rối loạn tiền đình (tham khảo từ benhvienvietduc.org):

  • Tập những bài tập đầu và cổ: Lặp lại động tác ngửa đầu ra sau rồi cúi đầu xuống, sau đó nghiêng sang phải rồi sang trái, lưu ý là nghiêng hết cỡ có thể nhé. Lặp lại 10-15 lần động tác. Tiếp theo hãy nằm ngửa trên thảm, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, nhẹ nhàng vặn cằm xoay về bên trái, rồi xoay về bên phải, lưu ý đừng vặn quá mức nhé. Bài tập tiếp theo là lồng các ngón tay với nhau rồi để ra phía sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (lặp lại động tác khoảng 10 lần).
  • Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 2 động tác cơ bản sau đây: 
  • Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. 
  • Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt).
  • Làm 10 lần.

Mong rằng qua bài viết này các bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về rối loạn tiền đình cũng như là cách phòng ngừa căn bệnh khó chữa này.