Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Tìm hiểu về nhịp tim

0
823

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Câu trả lời rằng nó rơi vào khoảng từ 60-100 nhịp/phút. Nhịp tim là một chỉ số vô cùng quan trọng, có thể dùng để xác định các vấn đề về sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chỉ số quan trọng này nào.

1. Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường của người lớn dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nếu bạn có nhịp tim lúc nghỉ ngơi rơi vào khoảng này thì bạn là một người khỏe mạnh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được ghi nhận có mức nhịp tim bình thường cao hơn.

Nếu bạn đang có một mức nhịp tim thấp hơn khoảng nhịp tim của người bình thường khi nghỉ ngơi thì chức năng tim của bạn đang hoạt động rất hiệu quả. Ví dụ, một vận động viên được đào tạo tốt có thể có nhịp tim khi nghỉ ngơi bình thường gần 40 nhịp một phút.

Bảng tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng theo từng độ tuổi theo nghiên cứu của Cơ quan y tế quốc gia tại Vương quốc Anh:

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu
Bảng tiêu chuẩn nhịp tim bình thường

2. Cách đo nhịp tim bình thường

Để đo nhịp tim, chính xác trong điều kiện bình tường thì bạn nên trong trạng thái thái nghỉ ngơi. Bởi vì như vậy lúc này nhịp tim cyar chúng ta sẽ hiển thị chính xác nhất nhịp tim bình thường là bao nhiêu.  Gồm các cách sau:

2.1. Cách thủ công

Cách đơn giản nhất là bạn sử dụng ngón tay trỏ và ngón thứ ba đặt lên cổ của bạn ngang với khí quản để đo nhịp. Ngoài ra, để kiểm tra mạch ở cổ tay, hãy đặt hai ngón tay giữa xương và gân trên động mạch xuyên tâm – nằm ở phía ngón tay cái của cổ tay. Khi bạn cảm nhận được nhịp đập của mình, hãy đếm số nhịp đập trong 15 giây. Nhân số này với bốn để tính số nhịp mỗi phút của bạn.

2.2. Sử dụng đồng hồ đo

Hiện nay có những thiết bị đeo tay có khả năng đo được nhịp tim của cơ thể. Với chiếc đồng hồ thì bạn hoàn toàn có thể theo dõi được nhịp tim của mình mọi lúc mọi nơi mà không phải mất thời gian đếm nhịp. Tất nhiên là đo bằng thiết bị chuyên dụng sẽ chính xác hơn so với việc đo bằng tay.

3. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường

Một số yếu tố có thể khiến nhịp tim trung bình ở mỗi người là khác nhau:

3.1. Tuổi tác

Nhịp đập sẽ cao ở những năm đầu và giảm dần cho đến khi đến tuổi trưởng thành.

3.2. Mức độ hoạt động và thể dục

Tuy hoạt động và tập thể dục khiến tim đập nhanh hơn nhưng nó tạo các rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm giảm nhịp tim nghỉ ngơi về lâu dài điều này là tốt cho sức khỏe tim mạch.

3.3. Mắc bệnh tim mạch, hút thuốc, cholesterol cao hoặc tiểu đường

Lượng cholesterol cao có thể khiến hệ mạch của bạn bị chèn ép do các mảng xơ vữa. Về lâu dần thì các mảng xơ vữa sẽ chèn ép thành mạch và gây là tắc nghẽn mạch máu. Tim sẽ phải đập mạnh hơn để tạo đủ áp lực để đẩy máu tốt hơn.

3.4. Nhiệt độ không khí

Trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm tăng cao thì thành mạch sẽ giãn nở nhằm tăng bài tiết, điều này sẽ khiến áp suất thành mạch giảm và tim sẽ tăng nhịp đập để bù lại lượng áp suất giảm đó. Thông thường tim tăng không quá 5 đến 10 nhịp một phút.

3.5. Vị trí cơ thể

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu theo vị trí cơ thể? Nhịp tim sẽ chậm lại nếu bạn nằm và tăng trở lại khi bạn đứng dậy. Điều này được giải thích là trọng lực tác động đều lên hệ mạch khi bạn nằm giúp cho máu đi qua tĩnh mạch để về tim dễ dàng hơn so với khi đứng thì trọng lực sẽ tác động lên động mạch là chính và ép tim phải hoạt động nhanh hơn nhằm đưa máu qua tĩnh mạch.

3.6. Cảm xúc

Nếu bạn đang căng thẳng, lo lắng hoặc “vui hoặc buồn bất thường”, cảm xúc của bạn có thể làm tăng nhịp đập của bạn. 

3.7. Kích thước cơ thể

Kích thước cơ thể lớn hơn thường có nhịp tim cao hơn nhưng về cơ bản thì là do tỷ lệ mỡ của bạn. Nếu bạn rất béo phì, bạn có thể thấy mạch khi nghỉ ngơi cao hơn bình thường.

3.8. Sử dụng thuốc

Thuốc ngăn chặn adrenaline (thuốc chẹn beta) của bạn có xu hướng làm chậm mạch của bạn, trong khi quá nhiều thuốc tuyến giáp hoặc quá liều lượng sẽ làm tăng nhịp tim.

4. Nhịp tim nhanh hơn người bình thường

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu
Dấu hiệu nhịp tim đập nhanh

4.1. Dấu hiệu nhận biết

  • Hay bị khó thở, thở phải lấy hơi thật mạnh,… và triệu chứng này lặp lại thường.Hay
  • Hạy bị rơi vào trang thái lo lắng, lo âu, hay bị hồi hợp.
  • Cảm nhận rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
  • Lỗi nhịp.
  • Đau đầu, đau thắt ngực.
  • Chóng mặt, choáng ngất.

4.2. Suy giảm chức năng tim

Trong một số trường hợp, tim đập nhanh do cấu trúc tim có vấn đề từ đó dẫn đến việc tim hoạt động không hiệu quả. 

Để kiểm tra, bạn có thể đến cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra chức năng tim, bằng cách sử dụng các thiết bị đo lường bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường trong cấu trúc của tim dẫn đến nhịp tim nhanh. Từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

4.3. Cách phòng

Nếu tim đập nhanh không phải do bệnh hay rối loạn chức năng tim thì phần lớn là do các yếu tố tâm lý, cơ địa và lối sống. Bạn sẽ cần điều chỉnh thói quen cũng như tránh các nguyên nhân khởi phát bệnh để kiểm soát được nhịp tim.

Trong trường hợp, nguyên nhân đến từ tim hay do các bệnh tuyến giáp, tiểu đường… thì cần điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh. Nếu được chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ cần các phương pháp can thiệp như đặt máy trợ tim, sốc điện tim, đốt điện sinh lý…

4.4. Hệ mạch

Một sai lầm trong suy nghĩ về các bệnh về tim là do tim đã khiến việc chữa bệnh và tìm bệnh của nhiều trở nên khó khăn hơn. Nếu trong trường hợp kiểm tra chức năng tim mà bác sĩ bảo rằng tim mạch ổn định thì lý do nhịp tim nhanh là do hệ mạch của bạn.

Tim co bóp để tạo áp lực đẩy máu mang chất dinh dưỡng và oxi đi nuôi các tế bào trong toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ chất thải trong quá trình trao đổi chất. Quá trình này đòi hỏi tim đập liên tục trong suốt quãng đời của một người. 

Tùy theo nhiều yếu tố mà tim sẽ phải đập đủ nhanh để có thể đẩy máu đi hết các bộ phận trên cơ thể. Nhịp tim nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Dó đó, khi thấy nhịp tim cao hơn khung nhịp tim của người bình thường thì bạn đang có vấn đề về hệ mạch đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xơ vữa động mạch.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu
Lý do khiến tim đập nhanh

4.5. Điều trị

Để kiểm soát tốt nhịp tim thì ngoài việc phối hợp điều trị trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh cần cải thiện thói quen ăn uống và sinh hoạt:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung đa dạng thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, cá giàu omega-3…

Hạn chế tuyệt đối thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, trứng, sữa béo.

  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga… ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Giữ cho các nồng độ các chất điện giải trong cơ thể như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ luôn ổn định
  • Điều chỉnh lịch làm việc và cân bằng chúng để cơ thể không bị stress.
  • Hãy uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp, tránh bị căng thẳng kéo dài.
  • Thay đổi, từ bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu
Tập thể dục tốt cho tim mạch, đảm bảo nhịp tim ổn định

5. Nhịp tim chậm hơn người bình thường

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu khi chúng ta nghỉ ngơi? Nhịp tim khi nghỉ ngơi chậm hơn 60 nhịp một phút là bình thường đối với một số người, đặc biệt là thanh niên khỏe mạnh và vận động viên được đào tạo. Đối với họ, nhịp tim chậm không được coi là một vấn đề sức khỏe.

5.1. Dấu hiệu nhận biết

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu
Dấu hiệu nhận biết nhịp tim đập chậm

Dấu hiệu nhận biết nhịp tim chậm thường không rõ ràng. Tuy nhiên khi tim đập chậm não và các cơ quan khác của bạn có thể không nhận đủ oxy, có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng, quay cuồng
  • Khó thở, hụt hơi, nhanh mệt khi hoạt động thể chất
  • Mệt mỏi khắp người
  • Đau ngực, hoặc có cảm giác đánh trống ngực.
  • Lú lẫn, gặp các vấn đề về trí nhớ và khó giữ được sự tập trung.
  • Ngất xỉu

5.2. Nguyên nhân

Nhịp tim chậm có thể do:

  • Tổn thương mô tim liên quan đến lão hóa
  • Thiệt hại cho các mô tim do bệnh tim hoặc đau tim
  • Rối loạn tim hiện tại khi sinh (khuyết tật tim bẩm sinh)
  • Nhiễm trùng mô tim (viêm cơ tim)
  • Một biến chứng của phẫu thuật tim
  • Tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp)
  • Mất cân bằng hóa chất trong máu, chẳng hạn như kali hoặc canxi
  • Ngưng thở lặp đi lặp lại trong khi ngủ (ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn)
  • Bệnh viêm, chẳng hạn như sốt thấp khớp hoặc bệnh lupus
  • Thuốc, bao gồm một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, huyết áp cao và rối loạn tâm thần

5.3. Phòng ngừa

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhịp tim chậm là giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Nếu bạn đã mắc bệnh tim, hãy theo dõi nó và tuân theo kế hoạch điều trị để giảm nguy cơ nhịp tim chậm.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu
Phòng ngừa tim đập chậm để bảo vệ hệ tim mạch

5.3.1. Ngăn ngừa bệnh tim

Điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim. Thực hiện các bước sau:

  • Tập thể dục và ăn uống lành mạnh: Sống một lối sống lành mạnh cho tim bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo, ít muối, ít đường với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Cân bằng mức cân nặng hợp lý: Bởi tăng cân sẽ giúp cho bệnh tim mạch dể phát triển hơn.
  • Phải luôn kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol mức hợp lý: Áp dụng chế đọ ăn uống và tập thể thao một cách khoa học cùng với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đừng hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc và không thể tự bỏ, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các liệu trình hoặc chế độ giúp bạn bỏ thói quen hút thuốc.
  • Nếu bạn uống rượu bia, hãy uống có chừng mực: Đối với người lớn khỏe mạnh chỉ nên dùng tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống.
  • Không sử dụng thuốc kích thích: bạn sẽ cần chấm dứt việc sử dụng thuốc kích thích để có một hệ tim mạch tốt. Trong trường hợp cần thiết, nên hỏi ý kiến bác sĩ về một liệu trình cắt giảm.
  • Quản lý căng thẳng: Tránh căng thẳng không cần thiết và học các kỹ thuật để xử lý căng thẳng một cách lành mạnh.
  • Đi khám theo lịch trình: Khám sức khỏe thường xuyên và báo cáo các dấu hiệu hoặc triệu chứng cho bác sĩ của bạn.
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu
Thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa để bảo vệ hệ tim mạch

5.3.2. Theo dõi và điều trị bệnh tim hiện có

Nếu bạn đã mắc bệnh tim, có những bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển nhịp tim chậm hoặc rối loạn nhịp tim khác:

  • Thực hiện theo kế hoạch: Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu kế hoạch điều trị của mình và dùng tất cả các loại thuốc theo quy định của bác sĩ.
  • Báo cáo các thay đổi ngay lập tức: Nếu các triệu chứng của bạn thay đổi hoặc xấu đi hoặc bạn xuất hiện các triệu chứng mới, hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Và bao nhiêu là bất bình thường? Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn luôn trên 100 nhịp một phút (nhịp tim nhanh) hoặc nếu bạn không phải là vận động viên được đào tạo và nhịp tim lúc nghỉ ngơi của bạn dưới 60 nhịp một phút (nhịp tim chậm) – đặc biệt nếu đi kèm các triệu chứng như ngất xỉu, chóng mặt hoặc khó thở. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình hình sức khỏe của mình.