Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á – Chùa Một Cột

0
667

Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á hiện nay phải kể đến là Chùa Một Cột. Đây là một kiến trúc độc đáo và điểm đến tâm linh không thể bỏ qua. Vậy ngôi chùa này có kiến trúc thế nào và tại sao lại mang tính biểu tượng đến vậy?

Vương triều Lý được xem là một giai đoạn mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh lâu dài của Việt Nam. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, nhà Lý đã quyết tâm xây dựng nền độc lập lâu dài với niềm tự hào dân tộc. Nó đã dấy lên khát vọng Đạt Việt có thể sánh ngang với các cường quốc khác. Cũng trong thời điểm này thì ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á đã được ra đời.

1. Lịch sử của ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á

1.1. Truyền thuyết về Chùa Một Cột

ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu á

Truyền thuyết về Chùa Một Cột

Đây là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng mà du khách nên đến check in. Chùa Một Cột có một bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời mà bất cứ du khách nào cũng phải bất ngờ. Nơi đây được khởi công xây dựng năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông.

Truyền thuyết đã kể lại rằng, vua Lý Thái Tông một lần đã chiêm bao thấy Phật bà Quan. Thế Âm Bồ Tát lúc này đang tọa thiền trên một đài sen tỏa ra ánh hào quang giữa hồ và mời nhà vua lên. Sau khi kể lại giấc mơ, nhà vua được nhà sư Thiền Tuệ khuyên nên xây dựng chùa để thờ Phật bà như trong giấc mơ.

1.2. Quá trình xây dựng

Tương truyền rằng Chùa Một Cột ban đầu được xây dựng gồm có một cột đá chống đỡ cho ngôi lầu ngọc nhỏ phía trên. Trong ngôi lầu ngọc này sẽ thờ tụng Tượng Phật bà Quan Âm. Tổng thể ngôi chùa được đặt ở trong hồ nước hình vuông thường trồng hoa sen. Nhà vua Lý Thái Tông đã đặt tên chùa là Diên Hựu Tự. Nó có hàm nghĩa là “phước bền dài lâu” và nhà vua cũng thường đến chùa để cầu nguyện và tụng kinh niệm phật.

Trải qua các triều đại lịch sử và qua các cuộc kháng chiến khác nhau. Trong đó đặc biệt là việc đặt mìn phá hoại của quân đội viễn chinh Pháp, Chùa Một Cột đã thay đổi, hư hỏng thậm chí là bị sụp đổ hoàn toàn.

Năm 1955, sau khi giành được chiến thắng và tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho trùng tu lại tôn tạo Chùa Một Cột theo đúng kiến trúc cũ. Kể từ đó Chùa Một Cột đã được Hà Nội bảo tồn nguyên trạng cho đến nay.

2. Kiến trúc Chùa Một Cột – ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á 

2.1. Cột trụ

ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu á

Kiến trúc của chùa

Cột trụ của ngôi chùa là 2 cột đá với đường kính 1,2 mét. Cột đá xếp chồng lên nhau thành khối vô cùng vững chắc. Tổng chiều dài sẽ chưa kể phần chìm dưới mặt đất của cột trụ đá  4 mét. Phía trên của cột trụ chính là hệ thống dầm gỗ có kết cấu đối xứng, chắc chắn. Điều này nhằm làm giá đỡ cho ngôi đài Liên Hoa nằm phía trên.

2.2. Đài Liên Hoa

Đài Liên Hoa được thiết kế từ gỗ theo hình vuông có độ dài mỗi cạnh 3 mét với chắn song lớn bao bọc xung quanh. Bên trong đài Liên Hoa, án thờ Tượng Phật là bà Quân Âm với nghìn mắt nghìn tay mạ vàng.

Nó được bài trí vô cùng tôn nghiêm và cũng rất sang trọng. Với đôi lục bình gốm sứ lớn, bình cắm hoa sen được đặt hai bên. Bên cạnh đó là lư hương đồng, bộ ấm chén thờ và bàn thờ sơn son thiếp vàng. Liên Hoa Đài mang đậm màu sắc Phật giáo hơi hướng tâm linh và tín ngưỡng thờ cúng Việt Nam.

2.3. Mái chùa của ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á

Mái chùa Một Cột được lợp bằng ngói có màu đỏ gạch. Mái có bốn góc uốn cong như đầu đao vút thẳng lên trời. Trên đỉnh mái là hình tượng 2 con rồng quay về 2 hướng khắc đuôi chạm vào nhau. Nhưng nó cùng quay đầu về hướng mặt nguyệt ở chính giữa. Đây cũng là biểu tượng “lưỡng long chầu nguyệt” tượng trưng cho sinh sôi nảy nở, âm dương hài hòa của nền văn hóa mang đậm chất phương Đông.

3. Kiến trúc phật giáo khác của thời Lý

3.1. Các tháp Phật thời Lý

Nói đến tính quy mô của kiến trúc chùa thời Lý độc đáo còn phải kể đến các tháp Phật. Tháp chùa thời Lý khác với tháp của những ngôi chùa sau này. Đây là nơi để thờ nhiều chư vị Đức Phật, không phải chỉ thờ mộ của các nhà sư. Đây cũng là nơi để hành lễ chứ không phải để tưởng niệm. 

3.2. Những kiến trúc tháp

Tháp thời Lý thường đặt ở vị trí trung tâm của ngôi chùa. Nó được làm thành nhiều tầng, là một biểu tượng thiêng liêng nối trời với đất. Từ đó tạo ra sự hòa hợp âm – dương, gửi gắm ý nguyện phật tử với Ðức Phật. Các tháp Phật thời Lý nổi tiếng như tháp Phật Tích, tháp Chương Sơn… 

ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu á

Một số kiến trúc khác thời Lý

Tuy nhiên hiện nay cũng chỉ còn lại nền móng. Dựa vào công thức xây dựng và mô hình tháp bằng đất nung khảo mà cổ học tìm được, các nhà nghiên cứu đã phỏng đoán các tháp thời Lý thường cao hơn mười tầng. Chúng có chiều cao lên đến hàng mấy chục mét. Gần đây, Viện Mỹ thuật còn nghiên cứu và xác định lại chiều cao của tháp Phật Tích nằm ở khoảng 36m.

Ngày nay, qua dấu tích còn lại của nền móng, chân tảng cùng các thư tịch người xưa để lại, chúng ta có thể hình dung kiến trúc Phật giáo thời Lý ngày xưa. Trong đó nổi bật nhất là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á. Đây là những di sản văn hóa thể hiện tâm hồn hiền hậu và lối sống hiền hòa. Đồng thời những di tích đó cũng giúp khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh được nâng cao hơn.