Máy Bơm Nước Là Gì? Cách Chọn Máy Bơm Nước Phù Hợp Nhất

0
833

Máy bơm nước là thiết bị không thể thiếu trong nhiều hộ gia đình hiện nay. Để sử dụng thiết bị này hiệu quả, bạn cần nắm rõ nguyên lý hoạt động cũng cách sử dụng thiết bị này đúng cách. Mình sẽ gửi đến các bạn thông tin cần thiết về thiết bị này.

1. Máy bơm nước là gì?

Máy bơm nước là thiết bị dùng để vận chuyển nước từ nơi này đến nơi khác. Có chức năng làm tăng áp lực cho đường ống nước và cung cấp nước cho lò hơi. Ngoài ra, bơm nước còn giúp dự phòng hệ thống phòng cháy chữa cháy, bơm hóa chất…

Đây là loại thiết bị chuyên được sử dụng trong các hộ gia đình, công ty, khu công nghiệp…

Máy bơm nước
Máy bơm nước gia đình

1.1 Cấu tạo 

Máy bơm nước gồm có hai thành phần chính bao gồm động cơ điện và đầu bơm.

  • Động cơ điện sẽ có cấu tạo gồm phần vỏ động cơ giúp bảo vệ các chi tiết bên trong của động cơ. Phần tĩnh hay còn gọi là stato là thành phần cơ bản của động cơ điện. 

Và tiếp theo là trục quay (roto) có chức năng truyền chuyển động qua đầu bơm. Quạt sẽ làm máy động cơ. Phần bạc đạn dùng để cố định vị trí của roto và cho phép roto xoay vòng. Cuối cùng là bảng điện, giúp truyền điện năng vào trong động cơ. 

  • Đầu bơm bao gồm vỏ bơm với thân bơm bảo vệ bộ phận thủy lực của máy bơm nước. Cánh bơm giúp tạo và định hướng chuyển động của nước bên trong máy bơm. Phần guồng bơm chuyển đổi năng lượng hoặc chuyển động do cánh bơm tạo ra thành áp năng. Phớt cơ học sẽ ngăn nước vào trong động cơ. Các gioăng tròn dùng để làm kín các chi tiết của máy bơm. 

1.2 Nguyên lý hoạt động

Máy bơm nước vận hành theo nguyên lý chung là hút hết không khí ra khỏi đường ống. Việc này nhằm tạo chân không, làm cho áp suất trong đường ống giảm về 0. Lúc này, phần áp suất khí quyển đè lên mặt nước sẽ làm cho nước trong ống dâng lên.

Khi phần thân bơm và ống hút được cung cấp đầy đủ nước, máy sẽ hoạt động theo nguyên tắc hút đẩy. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục để tạo dòng chảy không ngừng giúp vận chuyển nước.

Máy bơm nước được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Trong gia đình, bơm nước được dùng để tăng áp lực cho nước chảy ra đầu van.

Chẳng hạn như vòi sen, vòi rửa…làm lực nước chảy mạnh hơn. Hoặc cũng được dùng để tăng áp lực nước cho máy giặt giặt nhanh hơn. Bình nước nóng dùng điện hoặc năng lượng mặt trời cũng được sử dụng để tăng áp lực. 

Trong phòng cháy chữa cháy, máy bơm nước dùng để phòng và phản ứng thời khi có hỏa hoạn. 

2. Phân loại máy bơm 

2.1 Máy bơm ly tâm 

Máy bơm ly tâm là loại máy bơm nước thủy lực cánh dẫn các hoạt động dựa trên nguyên lý lực ly tâm. Năng lượng thủy động của dòng chảy nhờ cánh quạt của máy cho mép cánh bơm nước ra ngoài.

2.2 Máy bơm điện chìm 

Đây là loại máy bơm ly tâm kết hợp, điện năng được truyền qua dây dẫn làm quay mô tơ. Nước được hút từ miệng hút nhờ lực từ cánh quạt của bơm ly tâm. Sau đó được vận chuyển qua thân bơm và đưa qua ống đẩy bơm lên. 

máy bơm nước
Máy bơm điện chìm

2.3 Máy bơm nước khí nâng

Loại máy bơm khí nâng được sử dụng để tạo dòng và phun nước. Bơm khí nâng hoạt động dựa trên nguyên tắc khí được bơm xuống phần thân bơm dưới nước.

Tại đây tiếp tục được pha trộn với nước tạo thành hỗn hợp khí và nước. Hỗn hợp này nhẹ hơn nước, vì vậy sẽ trào lên tạo thành dòng áp suất đưa nước qua thân bơm.  

2.4 Máy bơm chân không 

Loại máy bơm này vừa bơm được cả nước và không khí. Đây là máy bơm gia đình cỡ nhỏ và có khả năng hút chân không ở một mức độ nhất định. Dùng để bơm nước sạch hoặc chất lỏng khác tương tự nhưng không phải hóa chất ăn mòn. 

Trong nhiều hộ gia đình, máy bơm chân không được dùng để bơm đẩy cao. Cũng như hút nước từ bể ngầm hoặc đường ống đẩy lên bể chứa cao.

2.5 Máy bơm cánh quạt

Máy bơm này dùng motor làm quay cánh quạt. Nhờ vào tác động cánh quạt của bơm nước, nước sẽ được hút theo đường ống hút. Máy bơm cánh quạt hoạt động có thể hút được song song với các trục bơm. Sau đó thổi ra theo các hướng khác nhau. 

máy bơm nước
Máy bơm cánh quạt

2.6 Máy bơm nước phun

Nguyên tắc hoạt động của máy bơm phun là dùng bơm phụ hoặc khí nén để tạo sự dịch chuyển ban đầu trong thân bơm. Sự dịch chuyển của dòng chất lỏng hoặc khí nén này từ bơm phụ tạo ra vùng áp suất thấp. Loại bơm này khá phổ biến và được sử dụng nhiều ở các không gian khác nhau. Mục đích mang đến nguồn nước sinh hoạt cho mọi người.

2.7 Máy bơm nước piston 

Máy bơm nước dạng piston là thiết bị chuyên dùng trong sản xuất. Hoạt động nhờ tạo lực hút và lực đẩy hoàn toàn dựa theo hành trình nén và xả của piston. 

3. Khi nào nên sử dụng máy bơm nước tăng áp?

Máy bơm tăng áp được sử dụng khi áp lực nước yếu. Từ đó không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Đặc biệt là những nơi như nhà hàng, khách sạn cần sử dụng nước với lượng lớn. 

Ngoài ra máy bơm tăng áp cũng được dùng để tăng hiệu quả làm việc cho các loại máy móc. Chẳng hạn như máy giặt, máy nước nóng năng lượng mặt trời hoặc bình nước nóng lạnh…

Một số gia đình không lắp bể trên nóc nhà, mà hút nước trực tiếp từ bể ngầm hoặc đường ống. Trường hợp này bắt buộc phải sử dụng bơm tăng áp và nên chọn loại bơm tăng áp cơ. 

4. Ưu và nhược điểm của bơm nước tăng áp 

4.1 Ưu điểm 

Lợi ích đầu tiên của máy bơm tăng áp là giúp tăng hoặc giữ ổn định áp suất trong hệ thống cấp nước. Nhằm đáp ứng mục đích sử dụng của người dùng. Loại bơm này thường có kích thước tương đối nhỏ và độ ồn thấp. 

Ngoài ra loại máy bơm này cũng có khả năng chống ăn mòn tốt. Nên sẽ được lắp trực tiếp với đường ống. Và việc tháo lắp hoặc sửa chữa cũng tương đối dễ dàng. 

4.2 Nhược điểm 

Máy bơm tăng áp thường sẽ có giá thành cao hơn. Và ngoài ra công suất bơm nước lớn nên sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Máy bơm này không đa dạng chủng loại, mẫu mã, chỉ được sử dụng trong điều kiện nhất định.

5. Các loại máy bơm tăng áp

5.1 Bơm tăng áp lắp ghép 

Đây là máy bơm đẩy cao thông thường dùng để lắp thêm hệ thống. Bao gồm bình áp, rơ le áp lực và thường dùng để bơm cho hệ thống lớn nhiều đầu vòi ra. Hoặc cũng được sử dụng để dùng làm bơm tăng áp cho tổng toàn bộ tòa nhà. 

máy bơm nước
Máy bơm tăng áp lắp ghép

5.2 Máy bơm nước tăng áp cơ 

Bơm tăng áp cơ là máy bơm được thiết kế tạo sẵn rơ le và bình áp. Chính nhờ sự tiện dụng và khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện gia đình. Đây là loại máy bơm được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

5.3 Bơm tăng áp điện tử

Loại máy bơm này sử dụng bộ điều khiển bằng board mạch điện tử. Vì vậy mọi hoạt động và chế độ kiểm soát đều hoàn toàn tự động. Máy bơm tăng áp điện tử hoạt động êm ái và có độ chính xác cao, thiết kế nhỏ gọn.

Tuy nhiên, nhược điểm của máy bơm này là chỉ làm việc khi có lực đẩy của dòng nước ban đầu. Hoặc dòng chảy ban đầu quá yếu thì máy bơm sẽ không tự khởi động được.

5.4 Bơm tăng áp có hệ thống biến tần

Máy bơm này được sử dụng công nghệ biến đổi tần số dòng điện để bật/tắt. Cũng như tự động điều chỉnh số vòng quay của trục máy bơm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước.

Bên cạnh đó dòng máy bơm này sử dụng biến tần nên có giá thành cao. Vì vậy, chúng thường được dùng chủ yếu trong các căn hộ cao cấp. Hoặc trong các hệ thống bơm nước lớn cần sự ổn định cao.

6. Các tiêu chí khi chọn mua máy bơm 

6.1 Công suất bơm

Cường độ nước mạnh hoặc yếu phụ thuộc vào công suất của máy bơm. Do đó, đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi quyết định chọn mua máy bơm. 

6.2 Lưu lượng tối đa 

Lượng nước máy bơm được trong khoảng thời gian nhất định và lưu lượng nước sẽ ứng với chiều cao. Tính bằng đơn vị lít/ phút hoặc m3/ giờ.

6.3 Chiều cao đẩy của máy bơm nước 

Độ cao của mực nước thường ghi là H, hoặc Hmax, Total H. Thể hiện độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước của bể chứa, hồ, giếng…Đây là độ cao tối đa mà máy có thể vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao. Hoặc có thể tính theo chiều thẳng đứng. 

Thông thường máy bơm không đưa nước đạt lên đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ khoảng 70%. 

6.4 Chiều sâu hút của máy bơm nước 

Độ sâu mà máy bơm có thể hút được nước tính từ mặt nước đến tâm cánh quạt của bơm. Bạn nên đặt máy càng gần mặt nước càng tốt bởi vì độ sâu thực tế thường nhỏ hơn số ghi trên máy. 

Những loại máy bơm thông thường khi hút ở khoảng 8 đến 9 mét thì sẽ bắt đầu không hút được nữa. Đây được gọi là giới hạn xâm thực và có sự xuất hiện của các bọt khí. Việc này ảnh hưởng đến chất lượng bơm nước.

6.5 Cách chọn máy bơm phù hợp với nhu cầu

Những nơi căn hộ và nhà cao tầng cần đưa nước lên cao sẽ sử máy bơm nước đẩy cao. Còn bơm nước cao tầng chủ yếu được thiết kế là dòng máy bơm trục đứng. Loại máy này có khả năng hút và đẩy nước nhanh chóng với tốc độ vòng quay 2900 vòng/ phút. 

Đối với những nhà có 3 – 4 tầng lầu thì lượng nước theo nhu cầu sử dụng, thường là 45 lít/ phút. Nếu nhà có nhiều tầng hơn thì lưu lượng nước sẽ cao hơn một chút.

Do đó, người dùng nên chọn máy bơm nước đẩy cao có cột áp trung bình 45m. Công suất dao động khoảng 200W đến 350W và lưu lượng nước 45 lít/ phút. 

Nhà cao tầng từ 2 – 3 tầng thì nên chọn loại máy bơm đẩy cao có công suất khoảng 125W. 

Những gia đình có chiều cao từ 6 tầng trở lên thì nên sử dụng loại máy bơm có công suất lớn hơn. Hoặc có thể dùng đến loại máy bơm qua trạm. 

Kết luận 

Máy bơm nước là thiết bị mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là những tòa nhà cao tầng hoặc công ty cần sử dụng lương lượng nước lớn.