Luật Giao Thông Đường Bộ Là Gì? Tìm Hiểu Rõ Về Luật Này

0
1256

Nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đảm bảo trật tự giao thông. Luật giao thông đường bộ ra đời nhằm đảm bảo chủ trương này. Bạn đã nắm rõ bộ luật quan trọng này chưa? Hãy cùng xem qua bài viết bên dưới nhé.

1. Luật giao thông đường bộ là gì?

Luật giao thông đường bộ là đạo luật để quy định những nguyên tắc an toàn. Với các điều kiện đi kèm như kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ. Nằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước. Nâng cao ý thức trách của người dân. Để hệ thống đường bộ được trật tự, an toàn. Và có thể thông suốt phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.

Quốc hội khoá X đã thông qua luật giao thông đường bộ, có hiệu lực thực thi từ ngày 01.01.2002. Đây được xem là văn bản luật về giao thông đường bộ đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước Việt Nam.

luật giao thông đường bộ
Làn đường trong luật giao thông

2. Luật giao thông đường bộ

2.1. Trách nghiệm của người dân trong chấp hành luật giao thông đường bộ

Luật quy định rõ việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân, toàn xã hội. Luật không chỉ là trách nghiệm riêng của ngành giao thông hay lực lượng cảnh sát.

Mọi đối tượng tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành bộ luật này. Nhằm đảo bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh. Chủ phương tiện tham gia giao thông sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

luật giao thông đường bộ
Đảm bảo an toàn giao thông

Đồng thời, luật giao thông cũng quy định rõ việc đảm bảo trật tự. An toàn giao thông đường bộ cần phải được thực hiện thống nhất về kỹ thuật và an toàn. Vừa kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông đường bộ, và ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Với các lĩnh vực có liên quan đến an toàn giao thông.

Trường hợp đối tượng nào vi phạm luật giao thông, gây tai nạn. Sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải chấp nhận mức bồi thường theo quy định.

2.2. Trách nghiệm chung

Nhà nước sẽ ưu tiên phát triển cơ cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hoặc những vùng có dân tộc thiểu số, kinh tế trọng điểm. Những nơi công cộng ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng.

Đồng thời, hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở những thành phố lớn. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước. Và cá nhân nước ngoài đầu tư, hay ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực giao thông đường bộ.

2.3. Nghiêm cấm

Trong bộ luật nghiêm cấm những hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ. Trong đó bao gồm phá hoại công trình đường bộ, đào, khoan hay xẻ đường trái phép. Không được đặt để những chướng ngại vật trái phép trên đường bộ. Hoặc mở những tuyến đường trái phép, lấn chiếm hành lang đường bộ. Và di chuyển trái phép những công trình báo hiệu đường bộ.

Những đối tượng sử dụng trái phép lòng đường, hay đưa xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Đều sẽ bị xử phạt nghiêm trọng theo luật.

Ngoài ra, những đối tượng tổ chức đua xe trái phép, người sử dụng ma tuý hoặc chất kích thích. Người có nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligram/ 100 mililit máu. Những người điều khiển các loại xe cơ giới trái phép theo quy định. Hoặc bấm còi và gú ra liên tục, bấm còi từ sau 22 giờ đến 5 giờ sáng. Trừ những loại xe được ưu tiên thực hiện nhiệm vụ.

Người gây tai nạn rồi bỏ trốn để trốn tránh trách nhiệm; người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Người bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong thành phố và khu đông dân cư. Vận chuyển trái phép các mặt hàng nguy hiểm, hoặc không thực hiện quy định vận chuyển hàng nguy hiểm.

Kết luận

Với những thông tin chi tiết nhất về luật giao thông đường bộ trên đây. Sẽ giúp cho quý bạn đọc nắm rõ hơn về bộ luật này, để có cách chấp hành đúng đắn.