Lò Vi Sóng Có Từ Khi Nào? Đặc Điểm

0
728

Lò vi sóng thường được dùng để hâm nóng, hoặc rã đông thực phẩm. Nó cũng thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hóa học, để nhanh chóng làm nóng mẫu đến nhiệt độ cao. Nó là vật dụng rất cần thiết cho căn bếp của mỗi gia đình bây giờ. 

1. Nguồn gốc của lò vi sóng

Nguồn gốc của lò vi sóng sẽ khiến bạn rất bất ngờ. Năm 1945, một nhân viên tên là Percy Lebaron Spencer, người đang làm việc ở Raytheon, một công ty quân sự chuyên sản xuất radar ở Mỹ. Vào một ngày, ông đang làm việc liên quan đến các magnetron. Đang đứng trước radar thì thanh kẹo socola trong túi của ông bất ngờ bị tan chảy.

Ông không phải là người duy nhất thấy điều này, nhưng là người đầu tiên tiến hành điều tra. Ông đã sử dụng một số thực phẩm khác để thí nghiệm. Lúc đầu ông sử dụng ngô để làm bỏng ngô và bật đầu ra của magnetron. Sau đó, số ngô này đã biến thành bỏng ngô ngay lúc đó.

Thí nghiệm thứ hai, ông sử dụng một quả trứng và tăng công suất của magnetron lên. Lúc này quả trứng vỡ ngay tại chỗ. Perth Spencer tiếp tục tiến hành các thí nghiệm theo cách tương tự. Ông phát hiện ra rằng nhiệt độ và độ ẩm tăng lên khi các magnetron bị hơi ẩm tác động. 

Dựa trên điều đó, ông đã xin cấp bằng sáng chế về công nghệ hâm nóng thức ăn. Năm 1947, lò vi sóng đầu tiên đã được tung ra thị trường. Năm 1967, công việc kinh doanh đã được giao lại cho Amana Refrigeration Inc. 

lò vi sóng
Khi mới ra đời lò vi sóng rất to, cồng kềnh

Công ty này sau đó trở thành công ty con của Whirlpool, nhưng họ vẫn tiếp tục sản xuất lò vi sóng. Công nghệ tiếp tục phát triển, Sharp đã tung ra lò vi sóng có đĩa xoay là R-600. Nó được cho ra mắt ở Nhật Bản vào năm 1966.

2. Nguyên tắc khoa học

Nó sử dụng phân tử nước là một lưỡng cực điện. Khi điện trường của sóng vô tuyến đi qua, các phân tử nước có cực quay theo chuyển động của điện trường. Va chạm với các phân tử nước khác để sinh nhiệt.

Ngoài tần số 2.45GHz của lò vi sóng gia đình, lò vi sóng công nghiệp sử dụng tần số 915MHz không có vấn đề gì về việc làm nóng. Mặc dù người ta thường biết rằng các phân tử nước cộng hưởng bằng cách sử dụng sóng vô tuyến có bước sóng phù hợp với tần số cộng hưởng của phân tử nước.

Nhưng trên thực tế, sự cộng hưởng của các phân tử nước chỉ xảy ra khi hơi nước và tần số cộng hưởng vượt quá 20 GHz. Lò vi sóng không chỉ phát ra sóng vi ba một tần số mà còn phát ra sóng điện từ nhiều tần số. Do đó, nó không chỉ có thể đun nóng nước mà còn làm nóng các chất phân cực lỏng như etanol.

Sở dĩ dĩa quay liên tục là do bước sóng của sóng ngắn. Được xoay liên tục như vậy để làm nóng thức ăn được đều hơn. Lưu ý không được dùng đồ có kim loại cho vào lò hâm nóng.

3. Điểm cần lưu ý

Vì có hiện tượng quá nhiệt, sẽ hơi nguy hiểm nếu sử dụng lò vi sóng để đun nước. Nên việc đun nước bạn nên sử dụng ấm sẽ tốt hơn. Khi hâm nóng, nước sẽ bay hơi để tăng nhiệt, nên mùi vị của thực phẩm cũng có thể bị ảnh hưởng.

Sẽ không có vấn đề gì nếu thực phẩm có hơi ẩm. Nhưng nếu bạn hâm nóng thực phẩm ít độ ẩm, như bánh mì. Khi chúng nóng lên sẽ khiến nó bị khô đi, ăn sẽ mất ngon. Ngay cả khi thức ăn có nhiều độ ẩm, nếu bạn để hâm nóng trong thời gian dài nó cũng sẽ mất đi một phần hương vị của thức ăn.

Để giải quyết, có một cách bạn hãy rưới một chút nước lên thức ăn. Tốt hơn hết bạn nên dùng bình xịt hoặc làm quấn thức ăn vào khăn giấy thấm nước. Nếu lượng thức ăn nhiều, thay vì dùng khăn giấy. Hãy cho vào hộp chuyên dụng dành cho các lò vi sóng, rưới chút nước lên. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, khoét lỗ rồi hâm nóng.

3.1. Những thứ không nên cho vào lò

3.1.1. Trứng

Khi đặt một quả trứng sống hoặc trứng luộc vào lò vi sóng, hơi nước sẽ tích tụ bên trong quả trứng, làm tăng áp suất và dễ phát nổ. Bản thân lò sẽ không nổ, nhưng khi trứng nổ thì sẽ làm bẩn bên trong. Đôi khi, một số trường hợp, cửa có thể rơi ra sau khi nổ.

lò vi sóng
Không nên cho trứng vào lò vi sóng

Nếu trứng không nổ, thì bên trong sẽ bị phồng lên. Khi bạn ăn có nguy cơ gây ra phỏng miệng. Nếu làm nóng trứng bằng lò vi sóng, thì bạn sẽ không hâm nóng luôn một lần mà chia thời gian ra. Ví dụ nếu hâm nóng trong một phút, thì bạn chia ra làm hai đợt 30 giây. Sẽ có 5 đến 10 giây nghỉ giữa 2 lần.

Có một mẹo nhỏ, nếu bạn cho một cốc rượu vào hộp đựng trứng. Thì thời gian hâm nóng trứng sẽ được kéo dài ra và lâu nổ hơn. Cho trái cây nguyên trái vào hâm nóng cũng sẽ tương tự như trứng.

3.1.2. Trái cây

Cho trái cây vào lò vi sóng nó cũng sẽ tương tự như việc cho trứng vào. Trái cây sẽ mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là nho, khi cho nho vào sẽ dễ bị nổ.

3.1.3. Bạch tuộc

Trên thực tế, không chỉ bạch tuộc mà các nguyên liệu như mực, sò, tôm, cua,… có bề mặt dai hoặc cứng và có nhiều hơi ẩm bên trong đều tiềm ẩn nguy cơ. Ngay cả cá hoặc xúc xích Frankfurt cũng sẽ bị vỡ ra nếu hâm nóng trong thời gian dài. Vì vậy nên sử màng bọc thực phẩm. 

3.1.4. Thịt gần chín (thịt tái)

Nếu thịt còn sống hay đang tái thì không nên bỏ vào lò vi sóng. Bởi vì những loại thịt này còn chứa các vi khuẩn gây bệnh. Nên việc hâm nóng bằng lò sẽ không giết được hết các loại vi khuẩn này. Nên khi ăn sẽ rất nguy hiểm.

3.1.5. Kim loại 

Tất cả những vật bằng kim loại đều có thể gây cháy, nổ, hỏng lò. Ngoài ra lớp kim loại (giấy bạc,…) cũng không sử dụng được trong lò. Các nhân viên cửa hàng tiện lợi khi cho thực phẩm có gói giấy bác vào lò vi sóng, đã quên không tháo lớp tráng bạc ra. Dẫn đến cháy nổ trong cửa hàng.

4. Cấu tạo của lò vi sóng

Lò vi sóng được chia thành các phần sau:

  • Buồng nấu: đây là nơi chuẩn bị thức ăn.
  • Hệ thống nguồn: Đây là nơi cung cấp điệp áp cao một chiều.
  • Hệ thống phát sóng: Tạo ra sóng vô tuyến cần thiết để nấu ăn.
  • Hệ thống làm mát chính: Loại bỏ nhiệt.
  • Hệ thống kiểm soát: kiểm soát toàn bộ hệ thống.
  • Hệ thống xả: Thải nhiệt tạo ra từ hơi ẩm. Nhiệt và mùi tạo ra từ buồng nấu ra khỏi lò.
lò vi sóng
Bên trong lò

4.1. Buồng nấu

  • Hộp kim loại đúc có lớp phủ chống ăn mòn trên tấm thiếc với một cửa nạp và xả có lỗ đục. Với đường kính nhỏ hơn 4mm.
  • Bóng đèn sợi đốt trong buồng nấu theo hướng hút gió.
    Có một lớp đệm chống nước và lớp kính chính từ bên trong. Một tấm phản xạ vô tuyến đục lỗ làm bằng vật liệu dẫn điện có đường kính khoảng 2mm.
  • Mặt bàn kính.
  • Động cơ để quay mặt kính. Khi lực vượt quá momen nhất định tác dụng lên trục, rotor sẽ quay. Công suất động cơ khoảng 3-4W.

4.2. Hệ thống nguồn

Nếu lò vi sóng phát ra tiếng ổn thì đa phần là do nguồn điện không ổn định. Nguồn điện tốt cung cấp cho nguồn DC ổn định cho hệ thống, sẽ giúp lò hoạt động rất êm.

  • Biến áp nguồn (hạ áp): đổi thành SMPS. Cấp nguồn cho hệ thống điều khiển.
  • Máy biến áp nguồn (cao áp): Cấp nguồn cho hệ thống sưởi.
  • Chỉnh lưu (cao áp): Chỉnh lưu điện áp cao từ biến áp nguồn.
  • Tụ điện (cao áp): Là bộ phận ổn định nguồn xung quanh.

4.3. Hệ thống xả

  • Một máy thổi trong có từ 4 đến 5 cánh quạt. Tốc độ quay vào khoảng 1750 vòng/phút. 
  • Tản nhiệt được gắn vào hệ thống làm mát để thu gió.
  • Chuyển gió đến điều khiển PCB.
  • Khi nhìn từ phía trước, hầu hết các lỗ thoát khí được gắn vào bên trái của lò vi sóng. Đồng thời chúng cũng được đục lỗ 4mm, gió từ đó sẽ thông qua các cổng thoát khí.

4.4. Hệ thống phát sóng

Nam châm một thành phần quan trọng của lò vi sóng. Ở đây tần số dải tần ISM 2450Mhz. Điều này làm cho các phần tử nước rung động để làm nóng thức ăn.

5. Top 3 lò vi sóng tốt nhất

5.1. Lò vi sóng Toshiba EM925A5A

  • Loại: Mặt bàn.
  • Kích thước: 19,2×15,9×11,5 inch.
  • Bàn xoay: 10,6 inch.
  • Dung tích: 0,9 feet khối.
  • Công suất: 900W.
  • Hoàn thiện: Thép không gỉ, Thép không gỉ đen.
  • Mức công suất: 13.
  • Các tính năng: Cài đặt lập trình sẵn, phím nhanh, khóa điều khiển.
  • Ứng dụng điện thoại: Không.
lò vi sóng
Lò Toshiba

Ưu điểm: Mức giá phù hợp với khoảng từ 80 đến 90$. Khả năng làm nóng rất đều và nhanh. Cung cấp các cài đặt lập trình trước, để việc hâm nóng hay nấu sẽ dễ dàng và nhanh chóng.

Khuyết điểm: Không có app trên các di động để có thể điều khiển từ xa. Thiếu nhiều tính năng thông minh như điều khiển bằng giọng nói.

5.2. Lò vi sóng Sharp ZSMC0912BS

  • Loại: Mặt bàn.
  • Kích thước: 19,1 x 11,5 x 16,1 inch.
  • Bàn xoay: 10,6 inch.
  • Dung tích: 0,9 feet khối.
  • Công suất: 900W.
  • Hoàn thiện: Thép không gỉ.
  • Mức công suất: 11.
  • Tính năng: Cài đặt lập trình sẵn, tự động rã đông, phím cấp tốc, khóa điều khiển.
  • Ứng dụng điện thoại: Không.
lò vi sóng
Lò của Sharp

Ưu điểm: Với kiểu dáng sang trọng, đẹp đẽ nhưng mức giá lại rất hời. Nó được bán với giá 145$ trên thị trường hiện nay. Có các chương trình cài đặt sẵn, để việc hâm nóng và nấu ăn được dễ dàng hơn.

Khuyết điểm: Nhưng khá đáng tiếc thiết kế của nó lại không có đèn bên trong. Đây là một điều rất thiếu sót trong thiết kế này. Ngoài ra thì không có gì phải chê trách cả.

5.3. Lò vi sóng GE JES1097SMSS

  • Loại: Mặt bàn.
  • Kích thước: 17,3 x 10,1 x 14,1 inch.
  • Bàn xoay: 10,5 inch | Dung tích: 0,9 feet khối.
  • Công suất: 900W.
  • Hoàn thiện: Thép không gỉ.
  • Mức công suất: 10.
  • Các tính năng: Cài đặt lập trình sẵn, Phím nấu nhanh, Rã đông tự động, Quét để nấu, Khóa điều khiển.
  • Kiểm soát ứng dụng: Có, ứng dụng Amazon Alexa / Google Assistant / GE Appliances.
lò vi sóng
Lò vi sóng GE

Ưu điểm: Có các app và điều khiển giọng nói, sẽ giúp người sử dụng tiện lợi hơn. Khả năng làm nóng đều, đặc biệt là các món súp sẽ hâm nóng nhanh hơn các máy khác.

Khuyết điểm: Danh sách các thực phẩm được sử dụng còn rất hạn chế. Không được đa dạng, khiến người mua cũng rất khó khăn.

Phần kết

Lò vi sóng rất tiện lợi cho cuộc sống hiện nay. Giúp quá trình hâm nóng thức ăn dễ dàng và nhanh chóng. Tiết kiệm được thời gian để làm được những công việc khác. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích.