Lan Hồ Điệp Là Loài Hoa Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa

0
894

Mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, Lan Hồ Điệp là loài cây trang trí mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp đúng cách. Hôm nay, Blog360 chia sẻ đến các bạn những kiến thức bổ ích về loài hoa trang nhã này.

1. Xuất phát và phân bố của Lan Hồ Điệp

Lan Hồ Điệp được biết đến là giống lan đẹp và khó tàn nhất. Chúng dễ dàng nở ở nhiều điều kiện chăm sóc khác nhau. Giống Lan Hồ Điệp có tổng cộng khoảng 70 loài, trong đó có 44 chủng loại. Loài cây này mọc từ dãy Hymalaya, đây là quốc gia có hơn 20 loài lan ưa nóng. 

Bên cạnh đó, Lan Hồ Điệp có đa dạng màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, tím…cho đến các loại có đốm to nhỏ khác nhau. Thời kỳ nở hoa thay đổi theo từng loài, nở trong vài tháng. Số lượng hoa mọc trên cành biểu thị cho sức sống của cây. Khi bạn thấy hoa nở càng nhiều, thì có nghĩa là cây càng sung sức. 

Tùy thuộc vào từng loại giống hoa khác nhau mà sẽ có đặc tính phân nhành hoa theo đó. Ví dụ như cây Lan Hồ Điệp màu vàng thường phân nhánh hơn Hồ Điệp màu trắng hoặc tím. Loài cây có thể sống ở độ cao từ 200 đến 400m với khí hậu nóng ẩm, hoặc khí hậu mát.

lạn hồ điệp
Cây Lan Hồ Điệp

2. Đặc điểm nhận biết

2.1 Về rễ 

Rễ của cây có dạng to, mập, có thể có nhánh hoặc không phân nhánh. Rễ của hoa này không phân chia rễ chính hay rễ phụ rõ ràng. Thông thường, rễ của Lan Hồ Điệp sẽ có màu trắng hoặc xanh, đầu rễ màu vàng xanh, vàng trắng hoặc đỏ tối. 

Khi trồng hoa trong chậu, rễ cây sẽ mọc lan ra bên ngoài thành chậu. Đây tượng trưng cho đặc điểm sinh trưởng của cây lan, bởi vì diệp lục có khả năng quang hợp và hút chất dinh dưỡng.

lạn hồ điệp
Đặc điểm thực vật lan Hồ điệp

2.2 Về thân 

Thân cây ngắn, sinh trưởng chậm, trong điều kiện thuận lợi sẽ mọc ra lá mới theo chiều thẳng đứng. Phần cánh hoa sẽ mọc theo phần rìa thân, lá mọc xếp thành hai hàng xen kẽ nhau. 

Vì Hồ Điệp rất khó mọc ra chồi nhánh, nên biện pháp tách cây thường không được áp dụng.

2.3 Về lá

Lá của Lan Hồ Điệp có bản khá to, dày, mọc theo chiều đối xứng ôm lấy thân cây. Một cây lan trưởng thành thông thường chỉ có 4 lá trở lên và số lượng lá không nhiều. Màu sắc của lá cây cũng có sự đa dạng. 

Lá màu xanh, mặt trên dưới của lá có màu đỏ, hoặc trên của lá đốm, mặt dưới có màu đỏ. Nếu lá màu xanh dương thường sẽ ra hoa màu trắng, hoặc màu nhạt, còn lá khác sẽ cho ra hoa màu khác.

Cây không có khí khổng, nên hạn chế sự mất nước cũng như thoát hơi nước vào ban ngày. Trong điều kiện thời tiết bị khô hạn, khí khổng của cây sẽ đóng lại, quá trình quang hợp diễn ra. Thì khi đó vừa cung cấp đủ lượng khí CO2 cho chu trình hô hấp của cây.

lạn hồ điệp
Lan hồ điệp

2.4 Về cành hoa 

Cành hoa Lan Hồ Điệp sẽ mọc từ phần nách lá, lan to ít phân nhánh hơn so với lan nhỏ. Một số loài hoa có thể nở đến hơn 200 bông hoa, đa số các giống hoa đơn sẽ ra một cành hoa. Nhưng nếu chăm sóc giống trong điều kiện tốt thì có thể mọc thêm 2 – 3 cành hoa. 

2.5 Về hoa 

Hoa của cây cũng chia làm hai loại, loại thứ nhất là cực kỳ đều đặn. Có nghĩa là rất cả bông hoa đều có dáng rất tròn, cánh hoa chồng khít lên nhau, không có khe hở. Loại thứ hai là loại cánh hoa to rộng, khe hở rất nhỏ hoặc không có khe hở, tất cả hoa đều có dáng tròn.

3. Phân loại Lan Hồ Điệp 

3.1 Lan Hồ Điệp rừng

Lan Hồ Điệp rừng hay còn gọi là tiểu hồ điệp, mọc tự nhiên trong rừng. Đặc điểm về thân và cành không có gì khác biệt nhiều so với cây lan bình thường. Phần thân, cành lá, của cây này nhỏ hơn và màu sắc cũng không không đa dạng. 

Tuy là giống cây mọc ở rừng, nhưng dòng tiểu hồ điệp này tương đối dễ trồng và chăm sóc. Bạn chỉ cần đảm bảo điều kiện chăm sóc đúng cách với các yếu tố ánh sáng, đổ ẩm là cây có thể phát triển tốt.

3.2 Lan Hồ Điệp công nghiệp

Không giống như Lan rừng, loại cây công nghiệp này lại rất khó trồng và chăm sóc. Bởi vì thân cây được sinh ra trong phòng cấy mô, nên quy trình chăm sóc phải đảm bảo nghiêm ngặt. 

Đây là những đặc điểm của cây Lan Hồ Điệp công nghiệp, cây đơn thân, lá và hoa to. Ngoài ra, màu sắc của giống hoa này rất đa dạng từ trắng, tím, vàng kim cương, trắng chấm tím, vàng táo…

Cây lan công nghiệp thường nở rộ vào mùa tết nguyên đán, nên thường được chọn làm quà tặng. Nếu muốn trồng cây lan công nghiệp, đòi hỏi bạn phải tuân thủ đúng về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường sống.

4. Cách trồng và chăm sóc

Tùy thuộc vào giống Lan mà bạn chăm sóc, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận khác nhau. Với giống Lan này, bạn có thể tham khảo cách chăm sau để cây sống và ra hoa đẹp.

4.1 Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm

Lan Hồ Điệp cần nhiều ánh sáng để có thể phát triển tốt. Chính vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú trọng đến yếu tố này. Khi trồng cây, bạn nên đặc ở những vị trí có nhiều ánh sáng như cửa sổ, sân vườn, hành lang, ban công…Hoặc bạn cũng có thể đặc Lan này trong phòng khách dưới ánh đèn chiếu nhân tạo.

Tuy rằng rất ưa thích ánh sáng, nhưng bạn không nên để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây. Nhiệt độ thích hợp để hoa phát triển là từ 18 – 25 độ C vào ban ngày, 13 – 18 độ C vào ban đêm. 

Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý đến độ ẩm cần thiết cho cây phát triển, độ ẩm phù hợp từ 50 – 80%. Nếu độ ẩm thấp hơn, bạn có thể dùng màn che để hạn chế sự thất thoát hơi nước cho cây. 

Ngoài ra, biện pháp giúp giữ nước trong cây nữa là đặt sỏi, đá cuội vào trong chậu cây. Bạn phải luôn đặt cây ở trên sỏi và đá, không để nước chạm vào.

4.2 Tưới nước và phân bón

Vào từng mùa khác nhau trong năm, mà sẽ có cách tưới nước khác nhau cho Hồ Điệp. Do đó, hãy đảm bảo tưới nước phù hợp theo từng mùa để chậu Lan Hồ Điệp của bạn không bị quá khô hoặc ngập úng. 

Giá thể trồng trong điều kiện ẩm, nhưng không quá ẩm sẽ dễ phát sinh các loại nấm mốc. Nước tưới cây cũng không được quá lạnh vì sẽ làm rụng nụ hoa. Không được để cây tiếp xúc trực tiếp với nước mưa hoặc nước tưới cây. Điều này sẽ làm cho hoa dễ hỏng và lá cây bị thối nhũn. 

Vào mùa hè, bạn nên tưới khoảng 2 – 3 ngày một lần, nhưng mùa động chỉ cần tưới 10 ngày một lần. Thời gian lý tưởng để tưới nước là buổi trưa để lá khô cho đến tối. Những ngày có mưa, thì có thể tưới 1 lần vào 9 giờ sáng và một lần vào 3 giờ chiều. vào mùa nắng nóng thì có thể tưới nước một ngày 3 lần cho cây.

Bạn nên bón phân cho cây vào mùa hè để cây phát triển tốt và mạnh mẽ. Vào mùa đông bạn nên hạn chế lượng phân bón và số lần phân bón cho cây. 

Hồ Điệp là giống cây thu hút mạnh mẽ các loài sâu hại như nhện, rệp, ốc sên, sâu đục nụ. Do đó, những loại sâu này cần được diệt trừ bằng thuốc trừ sâu hoặc xà phòng. Sau khi khi loại bỏ sâu hại, bạn nên dùng miếng vải mềm để rửa sạch lại phần lá cây.

4.3 Tạo lỗ thông thoáng cho chậu

Sự thông thoáng là điều kiện cần thiết để cây lan phát triển tốt mà không bị nấm hay thối rữa. Do đó, bạn nên điều chỉnh lượng gió vừa đủ để lá cây luôn khô ráo, thoáng mát. Sự thông gió càng lớn thì cây càng ít bệnh, vì giúp cây mau được khô sau khi tưới. 

Chậu phải thật thoáng, có thể chỉ dùng chậu như giá thể duy nhất, ở điều kiện độ ẩm ổn định. Thường các nhà trồng Lan Hồ Điệp dùng gạch, than để làm giá thể cho cây. Với cách trồng này, khi cây đã thực sự thích nghi thì chúng sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ. 

4.4 Kích thích ra hoa 

Thông thường, hoa Lan Hồ Điệp  sẽ tàn sau khi nở 3 tháng, nhưng người trồng vẫn có thể kích thích cho cây mọc trở lại. Bằng phương pháp cắt bỏ toàn bộ cuốn hoa, những cuốn đã già và có màu nâu. Nếu cuốn hoa còn màu xanh, thì bạn chỉ nên cắt một đốt trên cuốn hoa. Điều này sẽ giúp cây hình thành một cành mới chỉ sau 2 – 3 tuần.

4.5 Thay chậu cho Lan Hồ Điệp

Cây Lan Hồ Điệp cần được thay chậu là bởi vì chúng có thời gian sống rất dài. Khi cây không thể sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy. Lúc này cây không đủ không khí để rễ cây phát triển tốt, bạn nên thay chậu mỗi năm một lần. Hoặc cũng có thể thay mỗi hai năm một lần, lựa chọn mùa xuân để thay chậu.

Khi đó, phần rễ cây sẽ phát triển và phủ lên chậu, giá thể bịt kín khe hở giữa các rễ. Điểm bắt đầu của thân cây nên giữ đoạn ngắn dưới giá thể. Sau khi thay đổi chậu cho cây, bạn nên giữ cây trong điều kiện bóng mát và tưới nước sau ba ngày.

5. Danh sách những loài Lan Hồ Điệp được yêu thích

Lan Hồ Điệp
Giống lan màu vàng

5.1 Màu tím mộng mơ 

Màu tím tượng trưng cho sự chung thủy, một chậu Lan Hồ Điệp có thể dễ dàng mê hoặc vị khách khó tính. Không mang màu sắc sặc sỡ, cây lan tím này là sự phù hợp cho những người muốn chơi hoa. Cánh hoa màu tím thể hiện cho sự nhẹ nhàng nhưng không hề nhợt nhạt, mà lại còn quyến rũ.

5.2 Màu trắng thuần khiết 

Màu trắng là mang đến cảm giác trong lành, thư thái, dễ dàng kết hợp với bất kỳ màu sắc khác. Trong không gian sang trọng, cần sự chỉnh chu như văn phòng, rất phù hợp để trồng Lan Hồ Điệp trắng. 

5.3 Màu vàng ấm áp

Màu vàng cho thấy sự ấm áp và dịu nhẹ vô cùng khi trang trí ở bất kỳ không gian nào nhà ở hoặc công ty. Màu sắc này của Lan Hồ Điệp cũng rất thích hợp để trang trí cửa vào dịp Tết. 

Với những kiến thức rất bổ ích về giống cây Lan Hồ Điệp trên đây sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn khi chăm sóc chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình một giống cây lan có màu sắc và điều kiện phù hợp. 

Nguồn: Cuộc sống quanh ta