Làm Cách Nào Để Cv Của Bạn Trở Nên Ấn Tượng Và Thu Hút

0
927

CV là gì? Nội dung của một CV cơ bản gồm có những gì? Làm thế nào để viết một CV thu hút nhà tuyển dụng? Những lưu ý khi viết một bản CV và những điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng khi bạn phạm phải là gì ? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. CV là gì?

CV là viết tắt của từ “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch; nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn; kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển. CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

CV
CV là gì?

Hiện nay, CV rất quan trọng và trở thành một trong những yếu tố quan trọng cho nhà tuyển dụng đánh giá; và lựa chọn ứng cử viên sáng giá cho vị trí cần tìm tại doanh nghiệp

2. Nội dung của một bản CV tiêu chuẩn? Cách viết CV?

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường; chưa có kinh nghiệm trong việc viết CV và hình dung về bố cục nội dung của một bản CV gồm những gì. Thì bài viết này chính là dành cho bạn đấy. Dưới đây là nội dung cần có của một bản CV cơ bản và cách viết sao cho chuẩn. Cùng đọc nhé!

CV
Nội dung của một CV tiêu chuẩn

2.1 Thông tin cá nhân

Ở mục này bao gồm thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc.

Lưu ý khi viết địa chỉ email bạn nên chọn một Email nghiêm túc; ví dụ như [email protected] (hoặc @gmail.com) hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.

Tránh trường hợp sử dụng những email kiểu cobengokngheck@… langtuvotinh@… Girlxinhvaratthongminh@… những Email như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.

2.2 Trình độ học vấn

Khi viết mục này ta nên liệt kê cấp học từ cao đẳng/ đại học trở lên. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ mà bạn đăng ký học ở các trung tâm.

2.3 Kinh nghiệm làm việc

Ở phần này của CV bạn chỉ nên viết những công việc trong cùng ngành nghề, hoặc có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Còn nếu bạn có còn đang là sinh viên hoặc quá ít kinh nghiệm; có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội; câu lạc bộ mà bạn thấy rằng bạn đã học được những kỹ năng cần thiết cho công việc.

Các thông tin đi kèm dưới mỗi vai trò bạn đã trải qua không nên quá đơn giản chỉ là một bản tóm tắt mô tả công việc trước đó. Hãy nêu rõ vị trí, công việc và các thành quả đạt được trong công việc, bạn đã làm những gì để được thành quả đó.

Nếu bạn mới ra trường chưa từng đi làm thì những kinh nghiệm trong công tác trường lớp, đoàn hội, đi làm thêm, partime cũng nên đưa vào để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sâu hơn kĩ năng và con người của bạn. Hãy làm nổi bật các hoạt động bạn đã từng tham gia/tổ chức; nhất là khi những hoạt động đó có liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển.

Đây là phần rất quan trọng trong CV xin việc của bạn vì nó thể hiện những điều bạn đã làm được, cá tính con người bạn vì thế hãy đầu tư viết thật kĩ càng và chân thật nhé!

2.4 Kỹ năng

Một vài ví dụ về kỹ năng nên đưa vào CV như: tin học văn phòng, kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình hoặc các kỹ năng đặc thù của công việc như thiết kế, lập trình v.v và một số kĩ năng khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng làm việc nhóm…

Các kỹ năng này nên liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển; không nêu một cách sáo rỗng mà nên chứng minh nó qua các hoạt động; công việc bạn đã làm và nghĩ xem bạn có kỹ năng đó nhờ đâu hay đã được ứng dụng vào công việc gì rồi nhé!

CV
Kỹ năng viết CV

2.5 Mục tiêu nghề nghiệp

Ở mục này, bạn nên chỉ rõ những dự định; thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai; hoặc kế hoạch ngắn gọn mà bạn muốn làm để đạt được mục tiêu đó. Có thể viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng

2.6 Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có)

Bạn có thể đưa vào CV các chứng chỉ ví dụ như chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC, HSK, HSKK), tin học, giải thưởng của các cuộc thi chuyên môn,..

Tóm lại là tất cả những chứng chỉ mà bạn có được trong hoặc ngoài trường học đều có thể liệt kê vào. Trường hợp bạn có nhiều chứng chỉ; hoặc giải thưởng thì liệt kê một vài cái nổi bật; và phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển thôi nhé!

2.7 Sở Thích

Phần này cũng góp phần thể hiện con người, cá tính riêng của bạn. Vậy nên bạn cần trình bày chính xác với thực tế con người bạn và phù hợp với công việc bạn ứng tuyển. 

Chẳng hạn như đừng nên ghi CV là thích đọc sách nhưng thực tế thì không như vậy; tới khi nhà tuyển dụng hỏi bạn đã từng đọc sách gì?Nhà văn nào? Thể loại nào bạn lại không thể trả lời được thì thật là không hay cho lắm. 

Tạo một CV ấn tượng là cần thiết, tuy nhiên phải thực sự ấn tượng đúng với con người của bạn, không nên tìm cách thể hiện bản thân một cách hoàn mỹ, hình mẫu không đúng với bản chất của mình, điều đó sẽ bị nhà tuyển dụng phát hiện ngay khi đọc CV hoặc phỏng vấn bạn đấy.

2.8 Thông Tin Người Tham Khảo

Nội dung này không bắt buộc phải có trong bản CV; tuy nhiên nếu có mục này thì sẽ giúp tăng mức độ tin cậy; và nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao CV của bạn hơn đấy!

Khi bạn mua một món hàng bất kỳ; bạn điều cần những thông tin tham chiếu từ bạn bè, người thân… CV cũng vậy, những thông tin mà bạn đưa đến cho Nhà tuyển dụng, họ cũng cần những thông tin tham chiếu về bạn – từ thông tin Người tham khảo. 

Khi bạn là người đã đi làm thì Người tham khảo ở đây là Sếp;đồng nghiệp nơi bạn từng làm việc. Hoặc nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì người tham khảo sẽ là Cố vấn học tập; hoặc Giáo viên hướng dẫn luận văn của bạn. 

3. Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng?

CV
Cách viết CV thu hút

Ai cũng muốn CV của mình thu hút được những nhà tuyển dụng và được đánh giá cao. Vậy làm cách nào để viết một CV thu hút, ấn tượng? Cùng tìm hiểu sau đây nhé:

3.1 Chăm chút cho ảnh trên CV của bạn.

Nếu như các nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải có ảnh trong CV, bạn phải sử dụng các hình ảnh chụp chân dung, không qua chỉnh sửa quá nhiều, trình bày ảnh một cách ưa nhìn, khoa học, chuyên nghiệp để khi nhìn vào CV, các nhà tuyển dụng sẽ thấy được sự gọn gàng và sạch sẽ. 

3.2 Trình Bày CV Một Cách Chuyên Nghiệp

Cách trình bày CV là một nội dung rất quan trọng. Khi trình bày, bạn nên chú ý đến sự cân đối về căn lề; căn chỉnh các dòng sao cho dễ nhìn và cân đối, lựa chọn Font chữ, bố cục rõ ràng. Cụ thể:

  • Bạn nên dùng các Font như Times New Roman, Arial, Tahoma.
  • Cỡ chữ 12 – 13.
  • Trình bày các thông tin một cách ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu.
  • Giãn cách dòng theo nguyên tắc Gestalt.

Hãy nhớ lưu CV dưới dạng File PDF để CV trông chuyên nghiệp và tránh tình trạng lỗi Font chữ khi đọc.

3.3 Thông Tin Cá Nhân

Ở mục này, bạn chỉ cần nêu họ tên, ngày/tháng/năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, không nên kể lể quá dài dòng và khoa trương (Trường hợp email của bạn trông không được nghiêm túc như mình đã nêu ở trên, bạn nên lập một địa chỉ email có đầy đủ họ tên của bạn để thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn đồng thời, giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm được thông tin của bạn).

3.4 Vị Trí Ứng Tuyển

Một bản CV không ghi vị trí ứng tuyển là một thiếu sót vô cùng lớn đấy. Nhà tuyển dụng khi đọc CV cảm thấy dường như CV bạn tạo để rải chung cho tất doanh nghiệp, quá chung chung và họ không thấy sự tôn trọng và đầu tư từ bạn. 

Đồng thời, một bản CV có vị trí ứng tuyển sẽ giúp các nhà tuyển dụng có thể lọc hồ sơ các vị trí riêng rẽ để dễ dàng quản lý hơn đấy.

3.5 Nêu Bật Các Thành Tích Của Bạn

Nếu được các điểm mạnh và thành tích cá nhân cũng là một điểm đáng lưu ý để có một CV xin việc ấn tượng. Các mục trình bày CV của các ứng viên sẽ giống nhau, vì vậy, để làm CV trở nên ấn tượng, bạn sẽ phải có những điểm riêng biệt cho mình, trong đó, thành tích chính là một trong những điểm tạo nên sự khác biệt đó, vì vậy, bạn hãy liệt kê toàn bộ những thành tích mà mình đã có. Nên nhớ hãy liệt kê một cách chân thực và kèm theo dẫn chứng chứng minh nếu có nhé!

3.6 Trình Tự Thời Gian

Thông thường trong một CV xin việc, rất nhiều bạn đã bỏ qua điểm lưu ý này, điều đó, sẽ khiến CV của bạn thiếu đi một chút sự chuyên nghiệp, vì vậy, khi trình bày, bạn nên thống nhất trình tự thời gian liệt kê trong các thư mục, học vấn, giải thưởng, kinh nghiệm làm việc, quá trình công tác,…

3.7 Độ Dài

Không phải CV dài mới thuyết phục được các nhà tuyển dụng, đôi khi, bạn chỉ cần trình bày các thông tin một cách ngắn gọn, súc tích nhưng thể hiện được toàn bộ những nội dung quan trọng liên quan đến bản thân bạn cũng đủ để các nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng. Như vậy là đủ, đừng cố gắng kể dài dòng và quá lan man nhé!

3.8 Tùy Chỉnh CV

Khi xem CV của một ứng viên, điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm, bên cạnh cách trình bày CV còn là những kinh nghiệm, kỹ năng mà ứng viên có để đánh giá được sự phù hợp đối với công việc của các ứng cử viên, vì vậy, khi trình bày CV, bạn nên nhấn mạnh vào hai mục này để thể hiện được tất cả thế mạnh, ưu điểm của bản thân mình.

Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể liệt kê các hoạt động xã hội mà bạn đã từng tham gia.

3.9 Những lưu ý khi viết CV

CV
Lưu ý khi viết CV
  • CV xin việc không nên dùng từ ngữ quá khoa trương, to tát, không trình bày dài dòng lan man.
  • CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất.
  • Không có bằng chứng đầy đủ

Những thông tin vô căn cứ sẽ không được chấp nhận. Bạn nên chứng minh bạn có những gì nhà tuyển dụng cần để đưa ra ví dụ trong CV của mình. Ví dụ: Một mẫu dự án bạn đã thực hiện và thành công, các văn bằng chứng chỉ…

  • Không nên viết tất cả những công việc bạn làm, kỹ năng bạn có vào CV, vì chúng có thể không liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển và có thể trở thành một điểm trừ trong CV.
  • Quá chung chung

Điểm trừ đối với nhà tuyển dụng nếu bạn phạm phải

Nhiều ứng viên thường chỉ viết CV xin việc theo một mẫu chung chung vì họ muốn giữ những lựa chọn khác nữa của họ, trừ khi bạn thể hiện một cách rõ ràng mình là ai và bạn làm được điều gì và mình có gì phù hợp với công việc đang ứng tuyển với một cách viết hời hợt và chung chung như vậy, sẽ chẳng để lại ấn tượng gì cho nhà tuyển dụng và chả có lý do gì để họ chọn bạn.

  • Chú ý đến những từ khóa trong yêu cầu công việc để đưa vào CV thông tin phù hợp.
  • Lỗi chính tả

Đây chính là lỗi sai cơ bản mà bạn không nên mắc phải.  Nhiều CV xin việc có các lỗi chính tả và thường bị loại ngay từ đầu. CV của bạn cần phải hoàn hảo nếu bạn muốn chứng minh tính chuyên nghiệp và thể hiện sự chú ý đến từng chi tiết của bạn. Điề này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao đấy!

KẾT

Theo mình, một bản CV hoàn hảo nhất là một CV chân thực và có sự đầu tư. Hãy viết những gì thực sự là của bạn, đừng cố gắng khoa trương và lan man. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ viết được một CV ưng ý cho mình. Chúc bạn thành công. CV là viết tắt của từ “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch nhưng bản; chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển. CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.