Không xác định được mục tiêu sống là lãng phí cả một đời

0
906

Mục tiêu phải luôn hiện diện trong kế hoạch cuộc đời mỗi chúng ta. Mục tiêu giúp chúng ta không bị lạc khỏi hành trình, giúp chúng ta tập trung hơn vào những gì mình cần chú ý. Con người mà không xác định được mục tiêu sống thì sẽ trôi dạc lênh đênh.

Nhiều người họ luôn cảm thấy cuộc sống rất nhàm chán và nhạt nhẽo. Họ cứ vô định và “lạc trôi” từng ngày trong cuộc đời mình. Hoặc thậm chí họ rất chăm chỉ, nhưng lại không đạt được giá trị gì trong cuộc sống.

Nhưng khác với những người mơ màng về cuộc sống của mình là những người đã đặt mục tiêu, kiên trì và nổ lực để đạt được mục tiêu. Điều đó khi họ trở nên vô cùng thành công bởi vì họ luôn tìm được điểm đến cuối cùng mà họ muốn. Đó chính là mục tiêu.

Thế nên, đừng không xác định được mục tiêu sống. Nếu bạn bạn không thiết lập được mục tiêu cho mình, bạn có thể sẽ bị xao nhãng bởi hàng ngàn điểm đến khác trong cuộc sống, để rồi bạn cứ chăm chăm đi nhưng thật sự không biết mình sẽ đi đến đâu. Vậy hãy cùng tìm hiểu tại sao mục tiêu lại quan trọng đối với cuộc sống mỗi ngày.

không xác định được mục tiêu sống
Mục tiêu trạm đến

1. Mục tiêu là gì?

Tôi tin rằng mỗi người chúng ta được gửi đến vì một sứ mệnh nào đó. Điểm đến cuối cùng bạn muốn đi đến là đâu? Bạn thật sự muốn đạt được điều gì trước khi bắt đầu một kế hoạch? 

Ví dụ như bạn đang chăm chỉ mỗi ngày để luyện nghe tiếng Anh, luyện viết và luyện nói tiếng Anh mỗi ngày, bởi vì bạn muốn nói và viết thành thạo tiếng anh. Đấy, việc bạn muốn thành thạo kỹ năng chính là mục tiêu.

Các vận động viên cấp cao nhất, các doanh nhân thành đạt và những người thành đạt trong mọi lĩnh vực đều đặt ra mục tiêu. Đặt mục tiêu mang lại cho bạn tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn . Nó tập trung vào việc thu nhận kiến ​​thức của bạn; và giúp bạn sắp xếp thời gian và nguồn lực của mình; để bạn có thể tận dụng tối đa cuộc sống của mình.

Bằng cách đặt ra các mục tiêu rõ ràng, sắc nét; bạn có thể đo lường và tự hào về việc đạt được những mục tiêu đó; đồng thời bạn sẽ thấy được sự tiến bộ trong những gì trước đây; dường như là một chặng đường dài vô ích. Bạn cũng sẽ nâng cao sự tự tin của mình; khi bạn nhận ra khả năng và năng lực của bản thân trong việc đạt được các mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

2. Tại sao không nên không xác định được mục tiêu sống?

Mục tiêu chính là những gì bạn đặt ra để cuối cùng có thể hoàn thành mong ước đó. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không xác định được mục tiêu sống?

Mục tiêu không phải điều gì đó xa vời, to tát thì mới xứng được gọi là mục tiêu. Mà mục tiêu chỉ đơn giản là đích đến cuối cùng. Nếu bạn không có nơi bạn muốn đến thì bạn sẽ không thể bắt đầu cuộc hành trình nào cả.

Nếu bạn nói mục tiêu không quan trọng và ngay cả khi bạn không có mục tiêu, bạn vẫn đang sống mỗi ngày đó thì sao. Vâng, thế thì hãy thử ngừng vài giây lại để nghĩ về những gì bạn đã đạt được trong cuộc sống này xem.

Đã bao lâu rồi bạn chưa đạt được thành quả nào cả. Có phải từng ngày cuộc sống bạn đang trôi qua rất vô vì đúng không? Bạn lê lếch đến công ty và chăm chỉ làm mà không có kế hoạch hay muốn đạt được bất cứ mục tiêu nào.

Mục tiêu giống như động lực của cuộc sống. Nếu bạn không có mục tiêu, bạn chỉ có thể đi xây dựng phụ “giấc mơ” cho người khác, để rồi cuối cùng, bạn không hề thấy mình có gì. Tại sao bạn không ngừng lại để nghĩ về giấc mơ của mình, về những điều bạn thất sự muốn đạt được trong mọi khía cạnh cuộc sống.

3. Cách thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART

thiết lập mục tiêu cuộc sống hiệu quả
Thiết lập mục tiêu theo phương pháp Smart

3.1 S-Specific: 

Lý giải cho Specific đó là mục tiêu được viết ra phải cụ thể; phải thật rõ ràng; chúng ta nói rằng 5 năm tới công ty sẽ phát triển ổn định, vậy ổn định là gì? Càng chi tiết, càng cụ thể thì kế hoạch của chúng ta càng rõ ràng; càng có tính khả thi .

3.2 M-Measurable: 

Hay còn hiểu đó là chúng ta phải có khả năng đo lường được trước những biến cố xảy ra. Nhờ vậy, chúng ta sẽ có con số đo lường cũ thể rõ ràng cho mục tiêu của mình. Chúng phải đo lường được thì mới có khả năng thực hiện được.

3.3 A-Attainable:

Mục tiêu đề ra phải có tính khả thi; chúng ta không thể đưa ra một những đích đến quá xa vời với khả năng của chúng ta. Có những việc chúng ta không làm được trực tiếp thì phải có người hỗ trợ chúng ta làm được việc đó.

Phải có tính khả thi là điều vô cùng quan trọng; chúng ta cần phải suy nghĩ thật kỹ và cân nhắc khả năng; năng lực, nguồn lực mà chúng ta đang có cũng như nguồn lực bên ngoài có thể huy động được.

Nhưng chúng ta cũng đừng tự ti quá; lựa chọn một điểm đến quá dễ dàng và không tốn nhiều sức để đạt được. Thậm chí, điều đó thật buồn cười và sẽ chẳng đi tới đâu nếu bạn mang trong mình sự chuẩn bị một cách hời hợt.

3.4 R-Realistic:

Mục tiêu đề ra phải có tính thực tế, chúng ta cần cân nhắc về khả năng, nguồn lực của mình, các yếu tố cần thiết để có thể thực hiện được điều mình mong muốn quá quá xa vời hay nằm trong tầm tay.

Để biết mục tiêu có thực tế hay không, chúng ta cần vạch ra các bước để thực hiện nó, chia nhỏ chúng ra từ lớn thành các nhỏ. Chúng ta có thể vượt qua cái nhỏ đó thì cái lớn sẽ có thể đạt được.

3.5 T-Time-related:

Điểm quan trọng cuối cùng, mục tiêu của chúng ta lập ra cần phải có thời hạn. Chúng ta không để ra một mục tiêu không rõ thời gian khi nào hoàn thành. Hãy chỉ rõ thời gian để thực hiện mục tiêu của mình.

4. Cách tạo mục tiêu khi bạn không xác định được mục tiêu sống

Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn vượt qua tình cảnh không xác định được mục tiêu sống và có thể tìm thấy mục tiêu thật sự của mình. Nếu bạn thật sự thấy trống rỗng trong tâm trí và chưa có đủ động lực hiện tại để thiết lập , thì bạn vẫn có thể chủ động tạo cho mình động lực mà tìm kiếm mục tiêu bằng những hướng dẫn đơn giản sau đây:

  • Đầu tiên, hãy chuẩn bị một quyển sổ nhỏ, hoặc đơn giản chỉ là một tờ giấy mà bạn thích, cùng một cây bút.
  • Chọn một địa điểm mà bạn thích. Gợi ý là bạn nên chọn địa điểm thật yên tính và không bị gián đoạn hay xao nhãn bởi những thứ xung quanh. Hãy đảm bảo đây là không gian giúp bạn có thể tập trung nhất.
  • Hãy tắt hết các thiết bị như điện thoai và laptop để hạn chế sự gián đoạn.
  • Hãy viết ra câu trả lời cho từng câu hỏi. Viết bất cứ điều gì mà bạn nghĩ đến khi đọc câu hỏi mà không cần quá quan tâm đế sự chính xác. Mục đích của việc này là làm rõ suy nghĩ của bạn thay vì cứ để nó chạy loanh hoanh trong tâm trí.
  • Hãy tập viết nhanh (tốc kí). Hãy đặt ra câu hỏi cho chính bạn thân mình trong vòng 1 phút là tối đa.
  • Đừng lo lắng về những gì bạn thân đã viết, bởi vì sẽ không ai đọc nó đâu, vì thế hãy trung thực tuyệt đối với suy nghĩ của bạn.
  • Này, bạn không cần quá căng thẳng như thế đâu, hãy giữ tâm trạng thật thoải mái và minh mẫn có thể, Hãy nghĩ về cảm giác sung sướng khi bạn đạt được những mục tiêu đó mà vui vẻ viết.
thiết lập mục tiêu cuộc sống hiệu quả
Địa điểm để viết mục tiêu

4.1 Dưới đây là 14 câu hỏi gợi ý để bạn có thể thiết lập mục tiêu:

1. Điều gì khiến bạn cảm thấy vui vẻ và hào hứng nhất khi nghĩ đến, đặc biệt là bạn bất giác nghĩ đến thôi thì đã mỉm cười?

(Đó có thể là về con người, về giải trí, về âm nhạc, về các buổi tổ chức sự kiện, hay về các chuyến du lịch khám phá,…)

2. Điều gì trong quá khứ mà bạn thích làm nhất? Bạn vẫn duy trì làm điều đó cho đến bây giờ không?

3. Bạn mất thời gian nhất cho hoạt động nào?

4.Bạn tự hào ở bản thân vì điều gì nhất?

5. Đã từng có ai truyền động lực cho bạn chưa? (Bất cứ động lực cở khía cạnh nào trong cuộc sống, người truyền động lực đó có thể là gia đình, bạn bè,…)

6. Bạn đã từng hoàn thành tốt điều gì đó mà chưa từng được dạy về nó, hoặc bạn học về nó rất là nhanh chưa? (Về năng lực bẩm sinh)

7. Mọi người hay nhờ bạn giúp đỡ điều gì?

8. Nếu bạn phải dạy cho một ai đó, điều gì bạn muốn dạy nhất?

9. Điều gì mà không thể thiếu trong cuộc sống của bạn, hoặc bạn sẽ hối hận vì từ bỏ nó?

10. Hãy liệt kê tất cả những điều bạn muốn kể cho con cháu mình về cuộc đời của bạn nhất. (Thât nhiều điều càng tốt, bạn có muốn kể về một cuộc đời huyền thoại cho các cháu cưng của mình?)

11. Giá trị cốt lõi nhất mà bạn muốn hướng đến?

12. Điều khó khăn nhất mà bạn đã trải qua là gì? Bạn đã khuất phục trước nó hay đã chiến thắng nó như thế nào?

13. Nếu bạn phải truyền thông điệp cho một nhóm người, thì bạn nghĩ nhóm người đó là ai, điều gì bạn muốn truyền tải?

14. Cho tài năng, niềm đam mê và giá trị của bạn. Làm thế nào bạn có thể sử dụng các nguồn lực này để phục vụ, giúp đỡ và đóng góp? (đối với con người, chúng sinh, nguyên nhân, tổ chức, môi trường, hành tinh, v.v.)

4.2 Tuyên bố sứ mệnh cá nhân của bạn

thiết lập mục tiêu cuộc sống hiệu quả
Hướng đến mục tiêu

Hãy tự tuyên bố về sứ mệnh cá nhân của bạn, về mục đích và giá trị bạn muốn đem đến cho những người xung quanh. Nếu không xác định được mục tiêu sống, hãy tham khảo một vài tuyên bố sứ mệnh ở đây.

“Viết hoặc xem lại một tuyên bố sứ mệnh thay đổi bạn vì nó buộc bạn phải suy nghĩ thấu đáo, cẩn thận về các ưu tiên của mình và điều chỉnh hành vi của bạn với niềm tin của bạn” ~ Stephen Covey.

CEO Mark Zuckerberg đã cho công bố thông điệp và sứ mệnh mới của mạng xã hội này: “Trao quyền để con người xây dựng cộng đồng và đem thế giới lại gần nhau hơn”.

Trả lời về cảm xúc khi lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói: “Tôi không quan tâm đến chuyện đó mà quan tâm là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình”. 

4.3 Nhiệm vụ mục tiêu

  • Có gì để tôi muốn làm ?
  • Ai làm tôi muốn giúp đỡ?
  • Là gì kết quả ? Tôi sẽ tạo ra giá trị gì?

Đừng không xác định được mục tiêu sống, hãy trả lời những câu trả lời ấy để dẫn lối đến vị trí mà bạn muốn đạt được. Đây chính là căn cứ để bạn có thể lập được mục tiêu từ đó có những kế hoạch để đạt được nó. Chúng thật sự rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta sẽ biết được đích đến, chỉ cần bám sát đích đến là có thể được những giá trị cho bản thân.

Nguồn: Kỹ năng