Hướng Dẫn Nấu Hủ Tiếu Ngon Hơn “Người Yêu Cũ”

0
1065

Hủ tiếu là món ăn mà mọi người có thể bắt gặp trên mọi nẻo đường khắp đất nước Việt Nam. Đây là món ăn dễ ăn và cũng dễ làm luôn nên cũng được nhiều người yêu thích. Có rất nhiều dạng khác nhau, bài viết này sẽ hướng dẫn nấu hủ tiếu với cách làm 2 loại hủ tiếu phổ biến hiện nay.

1. Hướng dẫn nấu hủ tiếu thơm ngon tại nhà

Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc ở Campuchia có tên gọi ở đây là Phnom Penh. Người Khơ Me là những người chế biến là chủ yếu, thường sẽ sử dụng các hủ tiếu khô rồi trang nước dùng vào để thưởng thức. Ai đến đất nước Campuchia đều phải ghé thưởng thức món hủ tiếu này.

Người Việt Nam sau khi sang học cách làm món hủ tiếu Nam Vang này, đã về biến tấu lại để phù hợp khẩu vị của nước mình. Khi bạn ăn hủ tiếu Nam Vang ở Việt Nam sẽ có hương vị hoàn toàn khác biệt so với món gốc. Giờ đây nó trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

1.1. Nguyên liệu làm hủ tiếu Nam Vang

Nước lèo:

  • 2kg xương ống
  • 3gr tôm khô
  • 3gr mực khô
  • 50gr củ cải trắng
  • 50gr củ sắn
  • 7gr gừng
  • 5gr hạt nêm
  • 5gr bột ngọt
  • 7gr nước mắm
  • 10gr đường
  • 10gr đường phèn

Topping (cho 10 tô):

  • 30 trứng cút luộc
  • 300gr tim heo
  • 500gr tôm sú
  • 200gr thịt bằm

Tỏi và ớt ngâm giấm

  • 100gr tỏi lột vỏ
  • 100gr ớt
  • 500ml giấm
  • 150gr đường
  • 30gr muối

1.2. Cách làm

1.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Các bước đầu tiên của hướng dẫn nấu hủ tiếu, đầu tiên bạn cần mang phần trứng cút đem đi luộc và bóc vỏ. Tôm khô sau khi mua về nên ngâm nước ấm và rửa sạch lại qua nước ấm, vì khi mua về tôm khô vẫn còn dính chất bảo quản. Còn mực khô mua về cũng rửa sạch và nướng lên cho nó thơm. 

Củ cải trắng tuy tạo độ ngọt và thơm cho nước dùng, nhưng cũng đừng lạm dụng quá. Khi nấu nhiều củ cải trắng sẽ tạo nên độ nồng, khiến cho nhiều người khó chịu. Trong phần hủ tiếu, tóp mỡ là phần không thể thiếu, nên làm phần này cũng quan trọng không kém.

Mỡ sau khi mua về phải rửa sạch, sau đó cắt hạt lựu, rồi đem bắt lên bếp. Sau 10 phút, nó sẽ chảy nước mỡ ra. Khi nước mỡ còn trong thì chắt ra để dành có thể chiên các món khác. Phần mõ tiếp tục rán cho đến khi vàng, có thể thêm hành tím vào để tăng độ thơm hơn. Gừng đem đi nướng cùng với mực khô.

Tôm mua về rửa sạch, tim thì chẻ ra và rửa sạch máu trong đó. Bắt một nồi nước sôi để luộc, cho thêm 1 muỗng cà phê muối. Khi nước thật sôi thì cho tôm vào luộc khoảng 2 phút và vớt ra, đem đi rửa lại bằng nước lạnh, để ráo rồi lột tôm.

Tiếp theo trụng tim cũng khoảng 2 phút và đem rửa lại bằng nước lạnh. Đem đi luộc tim khoảng 20 đến 30 phút. Cho tiếp vào nước lạnh, sau đó đem đi cắt sẽ dễ hơn. Củ cải trắng và củ sắn rửa sạch và cắt miếng vừa.

1.2.2. Hướng dẫn nấu hủ tiếu với nước dùng thơm ngon

Đối với món hủ tiếu này nước dùng là từ xương heo, bạn cũng có thể cho thêm xương gà vô. Xương heo thì cho vị ngọt kết hợp với xương gà sẽ cho mùi thơm hơn. Nếu bạn chọn xương ống heo không có thịt thì đa phần phải hầm đến 6 tiếng để ra hết vị ngọt. Còn bạn chọn phần xương ống có thịt, thì chỉ cần hầm trong 3 tiếng.

Xương ống sau khi mua về phải rửa sạch, sau đó bắt nồi nước lên bếp để đun. Cho vào ½ muỗng canh muối và 1 muỗng canh giấm. Rồi cho xương vào trụng khoảng chừng 5 phút, sau thời gian này lấy ra rửa sạch lại thêm một lần nữa.

Rồi lại bắt bếp để nấu nước lèo, thường với 2kg xướng sẽ nấu với 10l nước. Thường nấu có 2 dạng từ nước sôi hoặc từ nước lạnh. Nếu nấu từ nước lạnh thì chất ngọt sẽ ra nhanh hơn và đậm đà, còn nấu từ nước sôi sẽ cho nước dùng trong hơn.

Khi nấu nên cho nước và xương vào trước, rồi sau đó mới bật lửa lớn để cho nước sôi bùng lên để vớt bọt. Sau đó hạ lửa để cho nước sôi bình thường, cứ để tự nhiên không cần khuấy. Trong 1 tiếng đầu, phải vớt bọt kỹ để cho nước dùng được trong hơn. Cho phần gừng, mực, với tôm khô vào nước dùng.

Đợi tiếp 1 tiếng, 1 tiếng cuối thì cho củ cải trắng và củ sắn vào nấu. Tổng thời gian nấu là 3 tiếng để các nguyên liệu có thể ra hết được chất ngọt.

hủ tiếu
Hướng dẫn nấu hủ tiếu với nước dùng đậm đà

1.2.3. Tỏi và ớt ngâm giấm

Khi đi ăn bún hoặc hủ tiếu bên ngoài có cảm giác ngon miệng, sẽ hay bắt gặp có phần ớt và tỏi ngâm giấm. Khi ăn sẽ làm tăng hương vị và mùi thơm tạo sự ngon miệng cho người thưởng thức món hủ tiếu được trọn vẹn. 

Tỏi sẽ đem xay ra hoặc cắt lát để ngâm với giấm. Để tỏi không bị đen khi ngâm, thì không nên rửa bằng nước thường, sẽ thay bằng nước giấm để rửa luôn. Nếu ai kỹ tính thì có thể rửa ớt bằng nước giấm luôn. Ơt sau khi rửa sạch thì đem đi cắt lát.

Pha 500ml nước giấm cùng với 150gr đường và 30gr muối. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan ra, đây là hợp chất kỵ vi khuẩn, giúp việc bảo quản tỏi ớt được lâu hơn. Chuẩn bị 2 hũ thủy tinh thật khô, để tỏi và ớt riêng và trang đều hỗn hợp giấm vào 2 hũ. Đem ngâm khoảng 1 ngày, nên chuẩn bị trước để khi nấu hủ tiếu sẽ có ăn luôn. 

1.2.4. Công đoạn cuối trước khi hoàn thành các bước hướng dẫn nấu hủ tiếu

Khi nấu nước dùng hủ tiếu, thì cứ mỗi tiếng sẽ mất 1 lít nước. Ở đây nấu 3 tiếng nên sẽ mất 3 lít nước. Nên sẽ nêm gia vị trong công đoạn cuối sao cho phù hợp. Cứ theo công thức dưới đây và nhân lên số lít nước mà bạn nấu sẽ ra được gia vị bạn cần nêm.

1 lít nước xương hủ tiếu:

  • 5gr hạt nêm
  • 5gr bột ngọt
  • 7gr muối
  • 7gr nước mắm
  • 10gr đường
  • 10gr đường phèn

Theo lời khuyên của hướng dẫn nấu hủ tiếu nên dùng đường phèn dạng bột, vì dùng loại cục sẽ có chỉ phải lược lại mất thêm chút thời gian cho người nấu. Khi nồi nấu gần đặt được thời gian, thì cho hỗn hợp gia vị trộn đều vào từ từ. Hạ lửa để gia vị tự tan, không nên khuấy, vì có hạt nêm nên sẽ phải canh vớt bọt lần cuối.

Hành lá thì cắt nhỏ ra để nêm trong phần thịt bằm. Cho thêm hạt nêm vào phần thịt bằm để tăng thêm hương vị. Ướp phần thịt bằm trong vòng 15 phút. Để thịt được thơm ngon thì cho một xíu nước dùng vào trộn đều rồi đem đi xào chung luôn. 

Chuẩn bị phần rau nêm để ăn thì chỉ cần hành lá, rau cần, hẹ và hành phi. Đem đi trụng giá và hủ tiếu bỏ vào tô; sau đó cho thêm những nguyên liệu theo ý thích của bạn rồi trang nước dùng và một chút nước giấm ngâm tỏi ớt vào. Giờ là công đoạn quan trọng nhất là thưởng thức món hủ tiếu Nam Vang do chính tay mình làm thôi nào.

hủ tiếu
Hủ tiếu Nam Vang

2. Hướng dẫn nấu hủ tiếu Mỹ Tho

Đối với món hủ tiếu Mỹ Tho, sẽ hướng dẫn cả món nước và cả loại hủ tiếu khô. Đặc biệt là phần nước sốt chính là điểm nhấn của hủ tiếu khô Mỹ Tho, sẽ khiến bạn chết mê chết mệt khi thưởng thức.

2.1. Nguyên liệu hủ tiếu Mỹ Tho (cả khô và nước)

  • 500gr sợi hủ tiếu khô mềm
  • 500gr xương giá và xương ống
  • 500gr xương cổ
  • 400gr lưỡi heo
  • 300gr tim heo
  • 300gr dồi trường
  • 400gr thịt nạc
  • 10 con tôm sú
  • 3 con khô mực nhỏ
  • 6 con sá sùng
  • Tỏi và hành tím
  • 1 trái cà chua
  • 10gr tôm khô
  • 500gr mía lau
  • Giá, salad, hẹ, hành, rau cần, chanh, ớt

2.2. Cách làm

hủ tiếuHủ tiếu nước Mỹ Tho

2.2.1. Sơ chế nguyên liệu

Bắt đầu với các hướng dẫn nấu hủ tiếu Mỹ Tho, đồ lòng thì đem đi rửa qua nước có pha thêm 1 muỗng muối với 1 trái chanh hoặc giấm. Tim thì cắt ra rửa sạch máu ở bên trong, sau đó đem rửa lại bằng nước lạnh. Phần xương sẽ đem đi ngâm nước muối trong 10 phút. Tôm thì chỉ cần rửa qua nước lạnh là được.

Bắt một nồi nước và cho thêm một muỗng cà phê muối, bỏ lưỡi và thịt vào trụng sơ. Khi thấy săn lại thì vớt ra, cạo những mảng trắng có trên lưỡi đi. Tiếp tục trụng nhanh xương, thấy săn lại thì đổ ra, rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Mía lau sẽ đập dập, rửa và đem đi nướng sơ, nướng luôn cả mực khô, hành tím và sá sùng. Cho một muỗng bột xá xíu vào chén và  thêm 1 muỗng nước với một xíu bột ngọt và hạt nêm. Quậy cho tan đều hỗn hợp và ướp vào trong miếng thịt để trong 30 phút.

Tôm lấy phần chỉ lưng ra, đem đi luộc qua nước sôi khoảng 2 phút, rồi vớt ra bỏ vào tô nước lạnh. Để ráo nước và đem đi lột vỏ tôm. 

2.2.2. Nước dùng hủ tiếu

Nấu 3 lít nước, khi thấy nước hơi sôi thì cho xương vào. Bắt lửa mạnh nhất trong 10 phút, để xương bùng lên tạo bọt. Sau khi vớt bọt thì hạ lửa xuống lại. Những đồ đã đem đi nướng cho luôn vào nồi nước dùng.

Sau khi nấu nồi nước dùng được 2 tiếng, thì vớt mía lau cho ra ngoài. Bỏ phần tim và lưỡi vào luộc khoảng 15 phút. Phần dồi trường thì chỉ cần 10 phút, vớt ra bỏ vào đá lạnh để giữ được độ giòn.

2.2.3. Công đoạn cuối trong hướng dẫn nấu hủ tiếu Mỹ Tho

Thịt xá xíu sao khi ướp được 30 phút thì đem đi áp chảo với lửa vừa. Khi thấy thịt vàng rồi sẽ tắt bếp. Phần tôm khô sẽ đem đi ngâm nước khoảng 30 phút, để cho nó mềm ra. Cà chua cắt nhuyễn ra bỏ vỏ và hạt.

Pha nước sốt cho hủ tiếu mì khô thì cần:

  • 4 muỗng canh dầu hào.
  • ½ muỗng canh nước tương.
  • 2 muỗng canh dầu mè.
  • 2 chén nước súp mới nấu, chưa nêm qua gia vị.
  • 4 muỗng đường.
  • 2 muỗng sốt cà chua
  • Pha bột thì cần 1 muỗng canh bột bắp và 1 muỗng canh bột năng, 2 muỗng nước và khuấy đều cho tan ra.

Tôm khô được phi chung với tỏi và cà chua trên chảo. Sau đó đem hỗn hợp đi xay cho nhuyễn ra, rồi lại cho vào chảo nóng. Rồi cho nguyên liệu để pha nước sốt hủ tiếu mì khô vào để nấu luôn. Nấu cho đến khi hỗn hợp đặc sệt lại

Bạn đã có nước súp và nước sốt nên việc còn lại là bạn chọn ăn hủ tiếu khô hay hủ tiếu nước thôi, cũng có thể ăn luôn cả 2 càng tốt.

hủ tiếu
Hủ tiếu khô Mỹ Tho

Ngoài 2 loại hủ tiếu được đề cập ở trong bài, nó còn nhiều loại khác cũng ngon không kém. Quan trọng là quá trình nấu nước dùng phải thật chính xác, thật trong hương vị mới được trọn vẹn và thơm ngon. Còn ăn loại khô thì nước sốt chính là điểm nhấn để phần biệt hủ tiếu khô đó có ngon hay không.

>> Xem thêm: Tuyệt Chiêu Nấu Bò Kho Không Phải Ai Cũng Biết

Chỉ cần lưu ý những đặc điểm trên thì bạn có thể nấu được món hủ tiếu ngon như ngoài tiệm. Chúc các bạn thành công theo những hướng dẫn nấu hủ tiếu trên trong việc đưa món hủ tiếu vào thực đơn nấu ăn cho gia đình hoặc bạn bè cùng ăn.

Nguồn: Gác bếp