HR là gì? Nhiều người nói làm HR chính là “làm dâu trăm họ”, nghe thật kỳ lạ phải không? Vậy bạn biết gì về công việc này? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ những kiến thức thú vị về HR trong bài viết này nhé.
1. HR là gì?
HR là một tên gọi ngắn gọn bắt nguồn từ tiếng anh Human Resources, ý nghĩa của chúng trong tiếng việt là ngành nhân sự. Nghe nhân sự thì chúng ta biết ngay công việc này liên quan đến người rồi. Mục đích chính của HR chính là tìm hiểu, khai thác, phân bổ và tối ưu hóa nguồn nhân lực cho công ty. Xây dựng một đội ngũ vững mạnh đưa doanh nghiệp phát triển.

Vậy tại sao làm HR chính là “làm dâu trăm nhỉ”? Đơn giản là vì một nhân viên ngành HR sẽ phải có rất nhiều bộ mặt khác nhau trong công ty.
Có lúc HR họ là một người đồng nghiệp đầy tình thương và đồng cảm. Sẵn sàng chia sẻ, tâm sự với các nhân viên khác để giúp họ thư giãn, vượt qua khó khăn trong cuộc sống và công việc. Có lúc nhân viên HR lại như một người quản lý đầy mẫu mực, đầy quyền lực để điều hành mọi người trong công ty.
Chính vì đa chức năng, đa nhiệm vụ và luôn phải tìm cách làm hài lòng tất cả nhân viên ở các bộ phận khác, mà người làm trong ngành HR lại được ví von như “làm dâu trăm họ đấy”.
Nhưng đừng vì thế mà vội đánh giá đây là một công việc áp lực, mệt mỏi và khô khan nhé. Thực chất bên trong HR là một ngành nghề đầy sự thú vị và tinh tế đấy.
2. Những tố chất để trở thành nhân viên HR thành công
Nhắc đến những tố chất tạo nên một nhân viên HR thực thụ thì đa số chúng ta đều biết, đó chính là tính cách của mỗi cá nhân. Điều này đúng với tất cả các ngành nghề khác nhau. Theo khoa học chứng minh, tính cách của một người sẽ quyết định 70% loại nghề nghiệp mà họ làm việc tốt nhất.
Thật ra điều này không cần phải nói mà đây là một sự thật hiển nhiên mà tất cả mọi người đều nhận thấy. Ví dụ như một người nóng tính, đầy sự thiếu kiên nhẫn liệu có hoàn thành được công việc bên mảng chăm sóc khách hàng một cách xuất sắc. Hay họ sẽ đem đến tai họa cho công ty đang làm. Hay một người cẩu thả, nhanh nhảu liệu có phải là ứng cử viên thích hợp cho vị trí kế toán – kiểm toán. Xác suất họ làm tốt việc được giao hay xác suất phạm những sai lầm không đáng có sẽ cao hơn? Hiển nhiên là cái thứ 2 rồi.
Câu chuyện trở về với HR, muốn trở thành một nhân viên HR thành công cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên, bạn phải là người nắm vững tất cả kiến thức chuyên môn. Thứ hai, bạn phải là người có kinh nghiệm sống phong phú và có một ánh mắt nhìn người cực chuẩn.
Nói đến tính cách thì không thể không đề cập đến MBTI (Myers-Briggs Type Indicator), một bài kiểm tra tính cách được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Một người nhân viên HR thực thụ là người phải thuộc nhóm yếu tố F trong MBTI. Đây là nhóm để chỉ những người sâu sắc, đồng cảm và dễ dàng thấu hiểu cảm xúc người xung quanh. Chỉ có thấu hiểu mọi người thì nhân viên HR mới có thể tạo được mối quan hệ tốt, tạo được cảm giác thoải mái, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả.
Ngoài ra, người làm HR cần phải là người hướng ngoại, tức người thuộc nhóm E trong MBTI. Một người hướng ngoại mới biết cách tiếp xúc, giao tiếp tốt với mọi người. Đây là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ vững mạnh, đoàn kết trong công ty.

Trong nhóm E của MBTI (hướng ngoại) được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm nhỏ lại thích hợp cho các vị trí khác nhau trong ngành nhân sự:
- N (Intuition): Tức là trực giác. Những người HR có yếu tố này nên làm đào tạo, hành chính và quản lý nhân sự.
- S (Sensing): Tức là cảm giác. Những người HR thuộc nhóm này phù hợp với khâu tuyển dụng hay các chương trình tăng tính nội bộ công ty.
Ngoài ra, còn có một loại nhóm tính cách mà ta cũng không nên bỏ qua, đó là hướng nội. Nghe thật buồn cười phải không khi vừa đòi hướng nội lại vừa đòi hướng ngoại? Một người hướng ngoại thì sao hướng nội được? Nhưng thật ra theo nghiên cứu, mỗi người chúng ta sở hữu rất nhiều loại tính cách khác nhau, những gì thể hiện ra bên ngoài chỉ chứng minh được nhóm tính cách đó mạnh hơn thôi.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng là những nốt thăng, đôi lúc cần phải trầm để cân bằng lại. HR cũng vậy, không phải lúc nào hướng ngoại, giao tiếp liên tục cũng tốt. Đôi khi họ cần chậm lại, cảm nhận một chút về bản thân, về mọi người để hiểu rõ hơn về bản thân và đồng nghiệp. Từ đó, nhân viên HR có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.
3. Thuận lợi và khó khăn của HR
Ngành nào mà không có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Không có ngành nào là toàn năng, và HR cũng vậy, luôn có những thuận lợi và khó khăn tồn tại bên trong.
3.1. Thuận lợi
HR sẽ đem lại cho bạn những phần thưởng và phúc lợi “vô giá” mà hiếm ngành nào có được. Ngoài những câu khen thưởng của sếp hay tăng lương ra thì còn có những phúc lợi ẩn mà bạn không biết đấy.
Thứ nhất là tình đồng nghiệp, mối quan hệ giữa nhân viên HR và đồng nghiệp thường rất tốt vì họ thường là cầu nối giữa các nhân viên. Họ là chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp và là “con sâu” trong bụng mọi người. Vì thế, nhân viên HR biết mình nên cần làm gì để có thể giao tiếp, xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
Thứ hai, HR là một công việc rất có ý nghĩa. Từ việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân tài, sắp xếp tổ chức đều một tay HR làm. Đây là những khâu góp phần rất lớn cho sự phát triển của công ty.
Ví dụ như một thành viên chủ chốt của công ty hiện nay chính là một nhân viên chân ướt, chân ráo vào nghề khi xưa.Lúc đó, được HR nhân ra sự tài năng nên dìu dắt, tuyển dụng và đào tạo. Đó chính là thành tựu và đóng góp to lớn của nhân viên HR cho công ty.
3.2. Khó khăn
Thấu hiểu và điều hòa các mối quan hệ trong công ty là không hề dễ dàng dù bạn có là chuyên gia. Người làm HR phải luôn phân tích, tìm giải pháp để hòa giải các mâu thuẫn, tranh cãi hằng ngày giữa các phòng ban. Luôn đảm bảo những mâu thuẫn được giải quyết hoàn toàn và không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Chính sách lương luôn là vấn đề đau đầu cho nhân viên HR. Đa số bọn họ nhận được phàn nàn của đồng nghiệp về lương bổng. Nhưng nguồn lực công ty là có hạn, vì thế việc tìm giải pháp đã khó lại càng khó.
Tuy nhiên cái khó lớn nhất của HR chính là những thành quả, lợi ích mà ngành này đem lại cho doanh nghiệp không phải là trực tiếp như doanh thu, lợi nhuận,… Những kết quả mà nhân viên HR đem lại là gián tiếp dẫn đến sự thành công của công ty. Vì vậy, đôi khi những người quản lý doanh nghiệp chưa có sự trân trọng thỏa đáng cho ngành HR.
4. Các ngành nghề “cực hot” trong HR
4.1. HR Admin – Quản trị hành chính

Đây là một bước khởi đầu hoàn hảo cho bạn nào hứng thú với HR. HR Admin là vị trí cho phép bạn học hỏi và bổ trợ rất nhiều kiến thức nền tảng cho sự phát triển sau này.
Bước chân đầu tiên luôn là bước quan trọng nhất. HR Admin tuy không yêu cầu nhiều gì về kinh nghiệm nhưng nó lại là một vị trí “đắc địa” trong công ty. Quản trị hành chính như một người “quản gia” của doanh nghiệp. Họ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ giấy tờ, hồ sơ, thủ tục liên quan đến tài sản, nhân viên công ty.
Mức thu nhập HR Admin trên thị trường hiện nay dao động từ 7.000.000 – 10.000.000VNĐ.
4.2. HR Recruitment – Chuyên viên tuyển dụng
Nghe tên là bạn biết ngay đây là công việc liên quan đến mảng tuyển dụng của HR rồi. HR Recruitment là một trong những vị trí được săn đón bậc nhất trong ngành bởi tính quan trọng của nó. Tuyển dụng được một nhân tài không những đóng góp to lớn cho sự phát triển mà còn giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí khác.

Làn sóng nhảy việc ở Việt Nam là khá mạnh mẽ, nên các doanh nghiệp thường xuyên trong tình trạng tuyển dụng. Một chuyên viên tuyển dụng tài năng và dày dạn kinh nghiệm sẽ là một lợi thế không hề nhỏ cho một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
Một công ty, tập đoàn có phát triển mạnh mẽ hay không thì cần phải dựa vào bộ máy của nó. Một bộ máy có mạnh mẽ, chất lượng hay không thì phần lớn dựa vào người xây dựng và đào tạo, HR Recruitment.
Điều kiện trở thành một HR Recruitment xuất sắc là rất khắt khe. Họ như một cuốn từ điển vạn vật, ngoài kiến thức chuyên ngành ra thì phải còn hiểu biết các kiến thức mảng khác như marketing, IT, kế toán,… Để dựa vào đó mà tìm, lọc ra những ứng viên xuất sắc nhất cho công ty.
Mức thu nhập HR Recruitment trên thị trường hiện nay dao động từ 7.000.000 – 10.000.000VNĐ.
4.3. Headhunter
Headhunter đúng với “thợ săn đầu người” theo nghĩa đen. Thợ săn ở đây là chính họ còn con mỗi sẽ là các ứng viên. Đây là mảng khá phổ biến trong HR.
Nhiều người nhầm lẫn headhunter và HR Recruitment vì chúng đều có chức năng tuyển dụng. Nhưng sự khác biệt lớn đó là headhunter là một tổ chức riêng biệt còn HR Recruitment vẫn là một bộ phận của doanh nghiệp.

Headhunter là một đẳng cấp cao hơn HR Recruitment, được các công ty thuê để tìm nhân viên về cho họ, và tất nhiên thường là những vị trí khá cao cấp trong công ty. Chuyên môn của headhunter là tập trung “săn người” rồi nên chất lượng là không thể bàn cãi. Rất nhiều công ty lớn trên thế giới sử dụng nguồn “nhân viên” từ headhunter.
Các headhunter thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định như marketing, IT, kế toán,… Vì thế ứng viên họ tìm về không chỉ là tốt, mà còn là một viên ngọc sáng lấp lánh.
Công việc của headhunter bao gồm từ khâu tìm kiếm đến liên lạc và không đi sâu đến chuyên môn tuyển dụng. Đó là phần của công ty, nhiệm vụ của họ là đưa thông tin ứng viên cho doanh nghiệp là đủ. Các phần hẹn lịch, phỏng vấn, trao đổi sẽ do doanh nghiệp thực hiện.
Lộ trình sự nghiệp phổ biến của một headhunter:
Headhunter -> Recruitment Consultant Management -> Recruitment Consultant Director.
Đây là một công việc rất thú vị, thích hợp cho những người hứng thú với HR và yêu thử thách, không ngại khó và luôn muốn tận hưởng cảm giác thành tựu, chiến thắng.
Hi vọng những kiến thức mình chia sẽ về HR là gì? bên trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Góp phần định hướng rõ ràng hơn cho những bạn trẻ đã và đang hứng thú với HR. Giúp các bạn lựa chọn con đường đúng đắn và thành công nhất.
Nguồn: Kỹ năng