Hoa Nhài Có Ý Nghĩa Gì? Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Hoa Nhài

0
2050

Tuy rằng hoa nhài là loài hoa khá quen thuộc với chúng ta, vẫn có nhiều người chưa hiểu hết công dụng của hoa này. Chúng là loài cây cảnh trong vườn khá phổ biến ở Việt Nam. Hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm và công dụng của loài hoa này nhé. 

1. Tổng quan về hoa nhài

1.1 Nguồn gốc

Hoa nhài được biết đến với tên gọi khoa học khác là Jasminum sambac. Tùy thuộc vào từng nơi mà loài hoa này còn có tên gọi khác như hoa nhài, bông lào, mạt lị. Đây là một loài thực vật bản địa Nam và Đông Nam Á, có hơn 200 cây khác nhau. Môi trường sống của chúng chủ yếu ở vùng nhiệt hoặc cận nhiệt đới. 

hoa nhài
Bông nhài Nhật Bản

1.2 Đặc điểm hoa nhài

Cây nhài có màu xanh lá và cánh hoa có nhiều lớp. Bông hoa nhài có kích cỡ lớn hoặc nhỏ. Hoa nhài màu trắng thường được ưa chuộng nhiều nhất vì có mùi thơm nồng nàn vào buổi tối.

Khi hoa nở sẽ có màu trắng, với đường kính khoảng từ 2,5 – 5cm, xòe tròn như cánh dù. Bông hoa nhài thường mọc ở vị trí đầu cành hoặc phần nách lá. Nếu cây được chăm sóc tốt sẽ phủ rợp cả khóm cây vào mỗi độ hoa về. 

Cây này có đặc điểm dễ thích nghi với điều kiện khí hậu, do đó được trồng làm cây cảnh khá nhiều. Không khí se lạnh ở miền Bắc vẫn là thời tiết thuận lợi để cây nhài phát triển. 

Loài hoa này được dùng vào giữa 2 giờ chiều ở nơi có trồng có độ cao trong khoảng từ 1000 – 1500m. Trong tự nhiên, chúng ta có thể bắt gặp được hoa này có chiều cao tối đa lên đến 3m. Những cành non thường có màu xanh và chuyển dần sang màu nâu gỗ khi tìm được điểm tựa vững chắc. 

2. Ý nghĩa của hoa nhà 

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà hoa nhài mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tại Trung Quốc, hoa này có ý nghĩa thủy chung và trong sáng của tình yêu.

Do đó, chúng thường được sử dụng trong đám cưới để kết thành hoa cầm tay cho cô dâu. Bên cạnh đó, hoa nhài cũng được trưng bày để trang trí buổi tiệc như một lời chúc mừng.

Tại Ấn Độ, hoa này tượng trưng cho sự độc đáo, chúng được mệnh danh là ánh trăng trong khu rừng nhỏ. Tại quốc gia Thái Lan, hoa nhài xuất hiện hầu hết trong các lễ hội.

Nếu có dịp đến đất nước này bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh hoa nhài được kết thành vòng hoa. Với mùi thơm nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian, chúng còn tượng trưng cho tình yêu thương của cha mẹ.

Tại Việt Nam, hoa nhài mang giá trị tốt đẹp và có sức lan tỏa mạnh đến cộng đồng. Chúng tượng trưng cho những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Do đó, hoa nhài thường được dùng làm trà để uống cùng bạn bè tri kỷ.

3. Phân loại hoa nhài 

3.1 Nhài ta 

Đây là giống hoa nhài được trồng phổ biến nhất nước ta do chúng nở hoa quanh năm. Nhài ta có lá hình bầu dục, thuôn dài và nhọn về phía đầu. Hoa mọc thành chùm màu trắng, cánh hoa xếp xoáy từ trong ra ngoài. Hoa nhài ta được chia làm hai loại là nhài đơn và nhài kép.

Nhiều người nghĩ rằng nhài đơn có ít cánh hoa hơn và nhài kép thì nhiều cánh. Nhưng thực tế, hai hoa này đều có kiểu ra hoa tương tự nhau, chỉ khác về kích thước và đặc điểm của lá. 

3.1.1 Hoa nhài đơn 

Nhai kép thường có nụ hoa nhỏ, và hoa nở cũng nhỏ, màu trắng muốt. Lá của hoa nhài đơn to và mỏng. Khi lá non mang màu xanh lá mạ thì khi già sẽ chuyển sang màu xanh lá cây hơi sẫm. Bạn chú ý màu của lá chỉ hơi sẫm chứ không sẫm nhiều.

3.1.2 Hoa nhài kép 

Ngược lại với hoa nhài đơn, nhài kép có nụ hoa to và khi nở sẽ có mùi thơm hơn nhài đơn. Lá của hoa này có hình giống với nhài đơn nhưng dày hơn, và khi già sẽ chuyển dần sang màu xanh sẫm.

hoa nhài
Cây nhài kép

3.2 Nhài tây 

Nhài tây hay còn được gọi là lài trâu, cây ngọc bút. Mặc dù thuộc dùng họ hoa nhài nhưng nhài tây lại mọc thành chùm ở phần ngọn. Hoa này cũng có lá hình bầu dục và nhọn dần về phía đầu, cây to có thể cao đến 2m. Cây lài tây có hai loại là lài tây hoa cánh kép và hoa cánh đơn. 

Hoa lài cánh đơn sẽ có hoa 5 cánh xòe như chong chóng, cánh to nhỏ thường không đều nhau. Trong khi hoa lài cánh kép sẽ có nhiều cánh hoa hơn và xếp thành dạng hoa to.

3.3 Nhài nhật 

Hoa này có nguồn gốc từ Nhật Bản, vì vậy chúng thuộc thân bụi gỗ, hình dáng nhỏ. Hoa có 5 xòe ra và mọc ở phần đầu cành. Hoa nhài nhật thường có màu trắng hoặc màu tím, phụ thuộc vào thời gian hoa đổi màu. Có thể là từ tím sang trắng hoặc ngược lại. 

3.4 Nhài leo

Cây nhài leo là loài cây bụi với thân nhỏ mọc trên giàn leo. Hoa nhài leo có là màu xanh bóng, lông phủ ở đều hai mặt lá. Bông hoa nhài sẽ mọc ra từ nách lá và mọc thành chùm. Hoa có màu trắng, thường có từ 7 – 8 cánh hoa nhỏ và thuôn dài xòe ra. Hoa của cây nhài leo thường lâu tàn và thơm dai. 

hoa nhài
Cây nhài leo làm mát mùa hè

4. Công dụng của hoa nhài

Hoa nhài không chỉ là loài cây cảnh, chúng còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. 

4.1 Giảm cân và làm đẹp da

Bệnh dư cân béo phì là những vấn đề mà các chị em phụ nữ thường xuyên gặp phải. Việc sử dụng hoa nhài hằng ngày như một loại thảo dược đến từ thiên nhiên. Giúp giảm cân và mang lại sắc vóc vô cùng hiệu quả. 

Tinh dầu được chiết xuất từ hoa nhài có công dụng tẩy tế bào chết và ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, cũng giúp bảo vệ da dưới sự tác động của ánh nắng mặt trời, trị mụn hiệu quả. 

4.2 Hoa nhài giúp an thần, chữa mất ngủ

Trà nhài có công dụng an thần rất tốt. Dùng trà dài trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn và giảm cảm giác bất an, lo lắng. Nếu bạn là người bị mất ngủ lâu năm, thì có thể pha bình trà đặc để uống giúp chữa bệnh khá tốt.

4.3 Giảm căng thẳng

Nhiều người có thói quen đặt tinh dầu hương nhài trong phòng làm việc bởi vì trong thành phần hoa có chứa caffeine. Việc này giúp giảm cảm giác mệt mỏi, kích thích sự hung phấn não bộ, làm việc hiệu quả hơn. 

4.4 Chữa rối loạn tiêu hóa tốt

Nếu vô tình bị các vấn đề về đau bụng, khó tiêu do ăn thức ăn sống hoặc lạnh. Người bệnh có thể sắc nước cây nhà để uống, kết hợp với cam thảo, vỏ lựu để tăng hiệu quả sử dụng. Đặc biệt dùng nước này khi ấm sẽ thấy công dụng rõ rệt.

hoa nhài
Cây nhài chữa rối loạn tiêu hóa

4.5 Hoa nhài giúp thanh nhiệt cơ thể

Hãm trà nhài trong những ngày nắng nóng giúp giải nhiệt cơ thể rất tốt. Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng từ 100g đến 200g hoa nhài khô để giúp giải độc và thanh lọc cơ thể tốt hơn. Bạn có thể cho thêm một ít mật ong để tăng mùi vị. 

5. Hướng dẫn cách chăm sóc

5.1 Điều kiện chăm sóc

Loài hoa này không ưa ánh sáng nhiều, phát triển thuận trong môi trường nửa râm. Nhiệt độ ấm, không phù hợp với giá lạnh. Sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện từ 20 – 25 độ C. Thích hợp với khí hậu ấm áp. 

Vì đây là giống cây ưa ẩm nên bạn không được để cây quá khô hoặc quá ẩm. Đặc biệt khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng thì nên giữ cho đất trồng được ẩm. Vào mùa khô cần tưới nước thường xuyên, hạn chế nước vào mùa đông. 

Đất thích hợp cho cây này là đất ít chua, nhiều mùn, tơi xốp và dễ thoát nước. Trồng trong bồn thì có thể lựa chọn đất mùn, đất thịt hoặc đất hỗn hợp ít chất xơ, và chất hữu cơ.

5.2 Phương pháp nhân giống

Thông thường người ta sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây nhài. Chọn những cây phát triển khỏe mạnh và không bị bệnh hại, ụ đất ươm tơi xốp và màu mỡ.

5.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Giống cây trồng này cho hoa quanh năm, đối với các tỉnh miền Bắc thời vụ phù hợp là từ tháng 2 đến tháng 4. Đối với các tỉnh miền nam nên trồng trước hoặc sau mùa mưa. Đất phải được làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước. Việc này hạn chế cho ruộng nhài không bị ngập úng. 

Cây hoa nhài thường được trồng thành từng băng rộng khoảng 3 – 4m nếu đất cao. Khoảng cách khoảng 40x50cm, dao động từ 45.000 – 50.000 khóm/ha.

Người trồng cần phải trộn đều phân với đất nước khi trồng để khỏi bị xót rễ. Trồng cây bằng cành chưa ra rễ thì nên lấp đất sâu trong khoảng từ 10 – 15cm. Trồng bằng gốc thì phải lắp kín phần cổ rễ, trồng bằng bầu cây thì lấp kín phần hom được cắm vào bầu. 

Khi trồng xong cần tưới đẫm nước và thường xuyên tưới đủ ấm để cây nhài sinh trưởng tốt. Khi cây bén rễ và chồi xanh thì nên pha nước phân chuồng và 3% đạm urê để tưới cho cây. 

Mỗi đợt thu hoạch hoa kết thúc thì nên bón thúc thêm cho cây. Phân chuồng hoai, phân đạm và kali…bón vào xới cách gốc khoảng 15cm, lấp đất vào và tưới nhẹ. 

Hằng năm hoa nhài thường được đốn trẻ hóa vào tháng 11 – 12. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt toàn bộ những thân cành cách gốc từ 15 – 20cm. Sau đó tỉa bỏ bớt những cành già, cành khô hoặc cành sâu bệnh. Tưới nước đủ ẩm và bón thúc để cây tiếp tục được phát triển.

5.4 Phòng chống bệnh 

Bệnh thối rễ ở loài hoa này xảy ra khi trồng cây trong chậu. Phun dung dịch vôi lưu huỳnh từ 0.2 đến 0.4 độ C hoặc dùng dung dịch thiophanate 70% pha loãng. Tỉ lệ là 1:600 – 1000 lên vị trí thân và cành bị sâu bệnh. 

Bệnh sâu đục lá thì hãy nhặt bỏ những chiếc lá rơi rụng trên cành khô hoặc mặt đất. Rồi bắt và diệt những loại ấu trùng hoặc trứng nhộng có trên lá. Phun dung dịch 50% WP pha loãng theo tỷ lệ 1:6.000.

Bệnh nhện đỏ thì có thể phun dung dịch 40% EC pha loãng với tỷ lệ là 1:1.500 – 2.000.

5.5 Thu hái hoa nhài

Sau một năm trồng hoa nhài thì có thể thu hoạch lứa đầu tiên và thu liên tục từ 7 – 10 năm mới trồng lại. Thời điểm bắt đầu thu hoạch hoa nên từ 10 giờ sáng, tốt nhất vào khoảng 3 – 6 giờ chiều. Lúc này hoa cho nhiều hương nhất, và chọn hái những nụ hoa to có màu.

Trên đây là những kiến thức cần thiết về hoa nhài, hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này. Từ đó, có cách trồng và chăm sóc chúng phù hợp.

Nguồn: Cuộc sống quanh ta