Giáo Dục Điện Tử Là Gì? Giới Thiệu Chi Tiết Về Hệ Thống

0
1404

Giáo dục điện tử hay còn gọi là hệ thống E-learning giúp người học làm quen với kiến thức và công nghệ mới. Đây là hình thức đào tạo phổ biến tại Việt Nam.

Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển thì sử dụng những thiết bị điện tử để dạy học vô cùng cần thiết. Đặc biệt là hình thức giáo dục điện tử dần được mọi người ưa chuộng. Vậy bạn biết bài giảng điện tử là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu thông tin nhé.

1. Giáo dục điện tử là gì?

Giáo dục điện tử là hình thức học tập mà sinh viên học sinh sẽ không có mặt trong buổi học. Và cách học này cũng áp dụng cho cả giáo viên trong một số trường hợp.

Trước đây khái niệm này thường dùng để miêu tả chương trình học hàm thụ. Trong đó, học sinh sẽ tương tác với giáo viên và trường học qua thư. Tuy nhiên, dạo thời gian gần đây thì hình thức giáo dục này được chuyển sang trực tuyến. Và được áp dụng ở nhiều hệ thống và phương pháp trên hầu hết thiết bị nối mạng.

2. Các hình thức giáo dục điện tử

Mặc dù có nhiều hình thức giáo dục điện tử, nhưng chỉ có một vài loại là phù hợp với hệ thống giáo dục hiện tại với phương kiểu truyền thống.

2.1. Hội nghị truyền hình

Đây là hình thức khá phổ biến dành cho giáo viên tương tác trực tiếp với học sinh tại những buổi học trực tiếp. Đây là buổi học thường được tổ chức 1-1 hay như lớp học có nhiều học sinh kết nối với giáo viên.

giáo dục điện tử
Hội nghị truyền hình trực tuyến

2.2. Đào tạo đồng bộ

Tất cả học sinh cùng nhau học và thường là cùng đến một địa điểm. Tuy nhiên, giáo viên giảng dạy sẽ không có mặt để giảng trực tiếp. Hình thức dạy này này thường có các tính năng hội nghị truyền hình. Hoặc kết nối từ xa giữa giáo viên với người học bằng kỹ thuật số.

2.3. Giáo dục điện tử không đồng bộ

Hình thức này ít có sự kết nối hơn, nhưng cũng ít bị hạn chế hơn. Thay vì giảng dạy trưc tuyến thì học sinh được giao nhiệm vụ học tập có thời hạn. Với hình thức giáo dục điện tử này học sinh sẽ tự học và hoàn thành bài tập được giao.

2.4. Học tập kết hợp

Đây là hình thức học kết hợp giữa hình thức đồng bộ và không đồng bộ. Giảng viên có thể yêu cầu sinh viên sắp xếp lịch học hoặc chọn cố định những môn học mà cần trao đổi với giáo viên hướng dẫn. Còn những buổi học khác sẽ áp dụng việc tự học. Đây là hệ thống giáo dục điện tử đáp ứng được yêu cầu của nhiều chương trình học.

2. Ưu điểm của giáo dục điện tử

2.1. Giáo dục điện tử linh hoạt

Ưu điểm hàng đầu của hình thức học này là tính linh hoạt. Những học viên được quyền sắp xếp, chọn thời gian, phương tiện để học. Đều này giúp học viên có thời gian sắp xếp sao cho hợp lý giữa việc học và làm. Nếu cần nói chuyện trực tiếp với giáo viên thì có thể thực hiện video call, sử dụng các công cụ hỗ trợ như: meet, zoom,…

Phương pháp giáo dục này cũng áp dụng tùy vào học viên của mình là ai, học có công việc gì khác,…Với những ngành thực hành nhiều thì phương pháp này không thực sự hiệu quả. Nhưng nhìn chung Giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của đa số mọi người.

2.2. Dễ dàng tiếp cận

Nếu sinh viên ở quá xa hay điều kiện sức khoẻ khôn cho phép học trực tiếp. Thì các chương trình đào tạo từ xa mang đến cơ hội cho học sinh được trau dồi kiến thức và bản thân mình hơn.

Hình thức đào tạo từ xa mang đến một sự trải nghiệm mới trong học tập. Hiện nay, nhiều trường đại học hay trường nghề lớn đã áp dụng hình thức giáo dục điện tử. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nhân bằng, chứng chỉ, bằng cấp chuyên nghiệp trực tiếp cho người học.

2.3. Tiết kiệm chi phí

Nhờ có phương pháp học điện tử này nên giảm bớt được rất nhiều chi phí: phòng ốc, đi lại, điện nước,… Phương pháp này cho phép người học và người giảng tương tác với nhau tại nhà thông qua công cụ trung gian, nên rất dễ dàng học và thuận lợi dạy. Bằng cấp trực tuyến đang trở nên khá thông dụng.

giáo dục điện tử
Tiết kiệm chi phí học trực tuyến

Và thậm chí còn có các trường đại học chỉ dạy trực tuyến với chất lượng được kiểm định. Các trường như thế không cần lo chi phí gián tiếp đắt đỏ về cơ sở hạ tầng mà đầu tư trực tiếp cho công tác giảng dạy. Nhiều trường áp dụng cả hình thức đào tạo từ xa và truyền thống. Nhằm giúp cho sinh viên thuận lợi nhất trong việc học tập.

3. Kết luận

Với những kiến thức cần thiết trên đây về giáo dục điện tử. Hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức học tập hữu ích này.