Email marketing – Tiếp Thị Hiệu Quả Trong Thời Đại Ngày Nay

0
20225

Gần đây email marketing được nhiều marketer quan tâm như một phương thức để truyền thông chính cho thương hiệu. Tuy nhiên email marketing là gì? Chúng có thực sự hiệu quả không? Quy trình thực hiện thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, tôi cũng đưa thêm ví dụ để bạn tiếp cận dễ hơn.

1. Email marketing là gì?

Email marketing là một cách tiếp thị qua email, vừa là công cụ xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng (hiện tại hoặc tiềm năng), vừa tạo ra lợi nhuận. Nó giúp bạn tăng chuyển đổi và doanh thu; bằng cách cung cấp cho người đăng ký và khách hàng; thông tin có giá trị để giúp họ đạt được mục tiêu cụ thể.

Email marketing đầu tiên được ứng dụng vào năm 1978 và mang lại doanh thu 13 triệu đô. Khởi đầu thuận lợi cùng những lợi ích vượt bậc đã đưa email marketing thành một trong những kênh tiếp thị được sử dụng nhiều nhất cho đến ngày nay.

Nhiều bạn nghĩ xấu về hình thức này, nhưng thực tế email marketing không phải là spam. Bạn nhận được những thư rác, spam là do các doanh nghiệp/cá nhân đó chưa biết cách gửi hiệu quả đến bạn. Hoặc thông tin của bạn bị mua bán; mà thực tế bạn chưa hề đăng ký nhận bản tin từ thương hiệu đó mà thôi.

1.1. Email marketing có hiệu quả như thế nào?

Trên thực tế, 40% các marketer B2B nói rằng marketing email là quan trọng nhất đến thành công của chiến dịch content marketing của họ. 73% số người thuộc thế hệ Millennials ( những người sinh ra từ khoảng 1980 đến đầu thập niên 2000); thích nhận thông tin từ các doanh nghiệp qua email.

Hơn nữa, 99% người dùng kiểm tra email họ mỗi ngày.

Các khảo sát trên có vẻ hơi khác so với thị trường Việt Nam. Bởi vì hành vi sử dụng email tại nước ta là không phổ biến. Tuy nhiên, đối với một số khách hàng hay thị trường ngách thì email marketing vẫn đem lại rất nhiều lợi ích mà tôi sẽ đưa ra như sau.

email marketing
Tiềm năng của email marketing rất lớn

1.1.1 Tiềm năng mang lại trên thị trường

Email marketing tạo nội dung cá nhân hóa cho khách hàng
Cá nhân hóa có thể từ những thứ rất nhỏ như tên riêng khách hàng. Thực tế cho thấy những email có tên người nhận trong dòng tiêu đề; có tỷ lệ click vào cao hơn những email không có.

Rộng hơn, bạn có thể tạo nội dung cá nhân hóa dựa trên việc phân khúc đối tượng để gửi đúng email đến đúng khách hàng. Ví dụ: Bạn có thể tạo 1 chiến dịch email marketing (chẳng hạn tặng voucher sinh nhật) cho khách hàng cũ và một cho khách hàng một lần (tặng voucher mua lần đầu).
Email marketing giúp thu thập thông tin và khảo sát
Theo dõi trải nghiệm của khách hàng là rất quan trọng nếu bạn muốn khách hàng tiếp tục tương tác và mua hàng từ thương hiệu mình.

Email marketing có thể giúp bạn làm điều này. Ví dụ: bạn có thể gửi các bản khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng; dựa trên sau khi giao một đơn hàng thành công để nhận được phản hồi thực tế.

Đây là một trong những cách tốt nhất để tính điểm khách hàng đề xuất ròng (Net Promoter Score – NPS) của bạn. Điểm số này giúp bạn biết được khách hàng nào là người có thể giới thiệu bạn đến người khác và đâu là người không thích. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược để cải thiện trải nghiệm khách hàng.

1.1.2. Cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng

Email marketing giúp cải thiện doanh số bán hàng
59% các nhà marketer nói rằng; email marketing là nguồn ROI (return on investment – tỷ lệ lợi nhuận thu được trên vốn đầu tư) lớn nhất của họ.

Các chiến dịch email marketing có thể giúp bạn giới thiệu sản phẩm; dịch vụ; khuyến mãi cho khách hàng. Hoặc nhắc nhở mua những sản phẩm đã được bỏ vào giỏ hàng mà chưa thanh toán.
Email marketing giúp tăng traffic cho website của bạn
Sau khi sản xuất nội dung, làm cách nào để đưa đến người đọc? Một trong những cách phân phối nội dung chính là qua email marketing.

Từ đó bạn sẽ vừa tăng traffic cho website, vừa giữ tương tác với khách hàng. Tuy nhiên hãy lưu ý mỗi email đó phải bao gồm lời kêu gọi hành động (Call To Action – CTA). Để khích lệ người đọc bấm điều hướng sang trang web của bạn.

Còn rất nhiều lợi ích khác mà bạn có thể có được từ email marketing mà chỉ tốn một chi phí cực kỳ thấp. Đó là lý do vì sao phương thức này có ROI cao đến vậy. Sau cùng email marketing cũng chỉ như một phương tiện. Điều quan trọng là bạn hiểu được đối tượng mình hướng đến; từ đó có thể đạt được nhiều lợi ích hơn.

2. Cách tạo một chiến dịch email marketing

Bạn cần phải học cách xây dựng chiến dịch email marketing chứ không thể cứ gửi lung tung; khiến thư của bạn rơi vào hộp thư spam và không được người nhận đọc. Tất cả phải được lên kế hoạch cẩn thận. Ở đây; tôi sẽ đưa ra 6 bước phác thảo về một chiến dịch email marketing mà bạn có thể tham khảo.

2.1. Ba bước đầu xác định đối tượng

Bước 1: Xác định người nhận


Một chiến dịch email marketing là phải gửi được email có liên quan, đúng người, đúng thời điểm. Như mọi thứ trong marketing, điều đầu tiên phải biết đối tượng bạn hướng đến là ai, họ muốn gì và bạn sẽ điều chỉnh chiến dịch phù hợp với nhu cầu của họ.

email marketing
Xác định người nhận cho chiến dịch email marketing

Bước 2: Thiết lập mục tiêu email marketing


Mục tiêu chung có thể là xây dựng mối quan hệ; nâng cao nhận thức thương hiệu; quảng cáo nội dung; tiếp thị sản phẩm hay bất kỳ điều gì khác bạn nhắm đến.

Sau đó, bạn hãy thu thập thông tin thị trường, ngành nghề liên quan. Nghiên cứu các số liệu thống kê để làm điểm chuẩn cho mục tiêu cụ thể.
Bước 3: Tạo cách để mọi người đăng ký
Bạn cần có một danh sách những người nhận để có thể thực hiện email marketing. Có nhiều cách để bạn có được danh sách người đăng ký này, tất nhiên, mua thông tin khách hàng không phải là một cách hay trong đó.

Việc xây dựng danh sách này phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: nam châm mồi dẫn và biểu mẫu tham gia.

Bước 3: Sử dụng nam châm mồi dẫn

Gọi là nam châm bởi vì bạn cần có thứ gì đó như nam châm để hút khách hàng tiềm năng; thường thì là miễn phí. Nhiều người đang quá bảo vệ thông tin cá nhân nên bạn đừng mong có thể nhận được email của họ mà không cần đổi lại gì đó tương ứng có giá trị

Hãy nghĩ về những gì có ích, phù hợp với họ ví dụ như: ebook, template, các file báo cáo hoặc nghiên cứu, webinar, khóa học, phiếu mua hàng,…
Tạo một biểu mẫu tham gia hấp dẫn
Đây là cánh cổng đưa khách hàng tiềm năng đến gần hơn với thương hiệu bạn. Hãy tạo ra một biểu mẫu đơn giản; gắn liền với thương hiệu của bạn và đừng nói quá nhiều điều khoa trương. Bạn cũng chú ý chỉ lấy những thông tin quan trọng như tên; email khi mới tiếp cận, chớ tạo ra biểu mẫu quá nhiều trường để người điền nản và cảnh giác cao.

Sau đó bạn có thể gửi một mail xác nhận lần nữa việc đăng ký của người đăng ký. Tại sao lại phải mất công xác nhận kép như vậy? Thực tế có một nghiên cứu chứng minh rằng khách hàng thích nhận; và mở email “xác nhận đăng ký nhận bản tin” từ doanh nghiệp hơn là một email “chào mừng”. Con số này hơn gấp 2,7 lần.

2.3. Ba bước định hình chiến dịch

Bước 4: Chọn loại chiến dịch email marketing
Có rất nhiều loại chiến dịch khác nhau mà bạn cần xác định loại nào tốt nhất cho đối tượng của mình. Bạn nghĩ mình có gửi email hàng tuần không? Có nên gửi thông báo sản phẩm mới không? Bài đăng trên blog nào là đáng chia sẻ đến khách hàng?

Bạn nên thiết lập các danh sách khách hàng khác nhau cho các loại email khác nhau. Cố gắng làm sao cho những người nhận chỉ nhận những email liên quan đến họ.
Bước 5: Lập lịch trình
Quyết định tần suất bạn gửi email. Hãy thông báo trước cho người nhận lịch trình này để xây dựng lòng tin; tạo sự nhất quán và họ sẽ không quên bạn.
Bước 6: Đo lường kết quả thực hiện email marketing
Việc đo lường tỉ mỉ mọi chỉ số sẽ giúp bạn thực hiện tốt hơn từ những thay đổi nhỏ; từ đó đem lại kết quả lớn.

3. Dropbox chiến dịch email marketing đơn giản mà hiệu quả

Bạn có thể nghĩ rằng thật khó để thích một email từ một công ty có sản phẩm mà bạn còn chưa sử dụng? Nhưng Dropbox đã tìm ra cách đó, thông qua chiến dịch hình ảnh dễ thương đính kèm và lời nhắc nhở “come back to us” ngọt ngào.

Email được giữ ngắn gọn nhằm nhấn mạnh thông điệp mà Dropbox không muốn bị sao lãng – họ chỉ muốn nhắc nhở người nhận rằng thương hiệu tồn tại và tại sao họ hữu ích. Khi gửi những kiểu email này, bạn còn có thể khuyến khích người nhận quay lại sử dụng dịch vụ của bạn, chẳng hạn thông qua phiếu giảm giá có thời hạn.

email marketing
Email marketing của Dropbox.

4. Cook Smarts- chiến dịch email marketing: Bản tin sản phẩm hàng tuần nhằm duy trì liên lạc

Nhiều người đã rất hâm mộ bản tin “Bữa ăn hàng tuần” của Cook Smarts. Công ty gửi công thức nấu ăn ngon dưới dạng kế hoạch từng bữa ăn đến người đăng ký mỗi tuần.

Email được chia ra rõ ràng: một phần dành cho thực đơn, một phần dành cho cách làm bếp và một phần dành cho các mẹo. Điều đó có nghĩa là bạn không cần phải đi tìm phần thú vị nhất trong rất nhiều nội dung được gửi đến hay trên website.

Mọi người cũng thích CTA “Chuyển tiếp cho một người bạn” của Cook Smarts ở trên cùng bên phải của email. Email có khả năng chia sẻ siêu cao – nếu nó hữu dụng như thế này. Vì vậy bạn cũng nên nghĩ đến việc nhắc người đăng ký của bạn chuyển tiếp email cho bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp.

email marketing
Email marketing của Cook Smarts.


5. Chiến dịch email marketing: Tích hợp lịch

Vẻ đẹp của các email của Uber nằm ở sự đơn giản, trực quan kết hợp CTA rõ ràng cho những người hay đọc lướt qua email. Người đăng ký được thông báo về các giao dịch và khuyến mãi thông qua email như bạn thấy bên dưới. .

Giống như ứng dụng, trang web, ảnh trên mạng xã hội và các phần khác, email của Uber được thể hiện bằng màu sắc tươi sáng và các mẫu hình học. Tất cả các tài sản marketing của Uber đều kể được câu chuyện của thương hiệu – và tính nhất quán là một trong những chiến thuật mà Uber đặt ra để có được lòng trung thành thương hiệu.

Hãy xem cách viết email thông minh trong ví dụ này:

email marketing
Email marketing của Uber.

Email marketing là một phương thức giúp các marketer thực hiện hiệu quả hơn các chiến dịch của mình. Chúng đem lại sự chuyên nghiệp, nhiều lợi ích tùy theo người sử dụng và đặc biệt là tốn ít chi phí. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về email marketing và biết cách vận dụng hợp lý.