Chuột Hamster Có Đặc Điểm Gì? Hướng Dẫn Chăm Sóc Chuột

0
1010

Chuột hamster có khoảng 25 loài trong tự nhiên và thường ưa thích sống về đêm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết nhiều về những chú chuột đáng yêu này. Trong bài viết bên dưới, mình sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những thông tin cần thiết về giống chuột hamster này. 

1. Thông tin về chuột hamster 

Chuột hamster còn biết đến với tên gọi khác chuột đất vàng, là loài động vật gặm nhấm. Chúng có tất cả 25 loài thuộc 6 đến 7 chi khác nhau. Loài chuột này được nuôi chủ yếu để làm thí nghiệm khoa học. Bên cạnh đó, vì nét đáng yêu của chúng nên giống chuột này cũng được làm thú nuôi. 

Chuột hamster không thuộc dòng họ chuột thông thường như chuột cống, chuột nhắt, chuột đồng…Chúng thuộc họ cricetidae, sinh sống trong tự nhiên, không mang nhiều mầm bệnh và đào hang. Giống chuột này có hai túi má để dự trữ thức ăn và thường sống ở hoang mạc, bán hoang mạc.

Chuột hamster nuôi trong nhà
Chuột hamster nuôi trong nhà

1.1 Đặc điểm

Giống chuột này thường có kích thước và bộ lông mềm. Chuột hamster có nhiều loại với nhiều bộ lông khác nhau. Chẳng hạn như đen, xám vàng, trắng, trắng tuyền, vàng kim…Chuột hamster có đuôi cực kỳ ngắn khoảng 1cmvà có một lớp lông mỏng bao phủ.  

Phần đầu của chuột khá nhỏ và mõm rất nhọn, và chúng bị cận thị, bị mù màu. Phần mắt của chuột tròn, hơi lồi, đặc biệt có bộ phận giúp đánh hơi tìm kiếm đồ ăn chính là chiếc mũi. 

bàn chân của chuột có những ngón nhỏ và di chuyển bằng 4 chân. Hai chân sau có 10 ngón và hai chân trước có khoảng 8 ngón. Nếu được chăm sóc tốt thì tuổi thọ của loài chuột hamster này trung bình khoảng 2 năm.

Khoảng 3 tuần sau khi sinh, chuột hamster sẽ không mở mắt. Đối với những con trưởng thành chúng cũng dễ bị cận thị và mù màu. Chúng định vị mọi thứ xung quanh nhờ khứu giác và thính giác chủ yếu. Theo một số nghiên cứu, chuột hamster có thể nghe và giao tiếp được phạm vi siêu âm.

Răng của chuột hamster phát triển liên tục, vì vậy bạn cần phải cho chúng ăn thức ăn giúp mài mòn răng. Bởi vì không ăn thức ăn cứng trong thời gian dài sẽ làm răng chúng dài ra gây xước nướu. 

Bạn có thể cho chuột hamster nhai những loại thức ăn cứng. Chẳng hạn như cà rốt, bắp ngô cho chúng cắn. Khối gỗ nhỏ chưa qua xử lý hóa chất, giấy các tông để chuột cắn tỉa. Một số chú chuột hamster thích mùi kim loại, bạn có thể cho chúng cắn thìa thép không rỉ.

1.2 Nguồn gốc của loài vật này

Nhà động vật học George Waterhous tìm thấy chuột hamster cái già ở tại Syria. Thời điểm đó, chúng có tên khoa học là Cricetus auratus, hoặc gọi bằng tên thường golden hamster. 

Đến năm 1930, các nhà động vật học và giáo sư trường đại học Jerusalem Aharoni. Đã tìm được một chuột hamster mẹ và vài đứa con ở sa mạc Syria. Sau đó, họ đã đem chúng về phòng thí nghiệm, phần lớn bị chết và trốn thoát.

Số chuột còn lại tiếp tục được trao trường đại học Hebrew ở Jerusalem. Tại đây, họ đã gây thành công giống chuột hamster tương tự như golden hamster.

Tuy nhiên loài này có kích thocws to hơn một chút so với chuột mà Waterhous tìm thấy. Và lúc này chúng được đặt tên khoa học là Mesocricetus Auratus. Có thể nói rằng chúng đều từ cùng một loài. 

Cuối cùng chuột hamster được chuyển đến tất cả phòng thí nghiệm khắp mọi nơi trên thế giới. Giống golden hamster thuần chủng được tìm thấy ở Syria với số lượng ít. Chúng được bán ra nhờ những du khách từ Syria về.

2. Cách phân biệt giới tính 

2.1 Chờ đúng thời điểm để kiểm tra

Để xác định chính xác giới tính của chuột hamster, bạn cần phải xem vùng đuôi và bụng dưới. Bạn nên chờ chúng được tỉnh táo và thoải mái nhất để không bị chúng cắn. Nếu như chuột đang ngủ hoặc căng thẳng chúng sẽ dễ dàng cắn bạn. 

Bạn có thể thử cho chuột hamster ăn món yêu thích của chúng và âu yếm một chút. Hầu hết chuột hamster không thích bị lật ngửa, vì vậy vuốt ve sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra hơn. Bạn nên đặt hamster vào một cái bát nhỏ có lót khăn để có vùng vẫy chúng không chạy ra được. 

chuột hamster
Vuốt ve chuột

2.2 Vuốt ve chuột hamster

Để giữ chuột hamster được an toàn bạn nên từ từ tiếp cận không để chúng giật mình. Sau đó đặt lòng bàn tay lên trên hamster, ngón trỏ và ngón cái để trên bả vai nó. Tiếp đó, dùng ngón trỏ và ngón cái túm phần da trên vai để giữ đầu hamster lại, để không bị cắn.

Bạn cũng không túm gáy quá chặt sẽ kéo mí mắt của hamster và làm cho cầu mắt trượt ra hốc mắt. Dùng tay này đỡ thân con vật, tay kia nhấc lên và lật ngửa hamster sao cho thân mình nằm trong lòng bàn tay đang túm. Toàn bộ cơ thể con vật cần phải tựa trên tay của bạn. 

2.3 Nhìn vào khu vực dưới bụng, gần đuôi

Chuột hamster thường trưởng thành giới tính khi chúng được 35 ngày tuổi. Ở hamster trưởng thành, sự khác biệt giới thường dễ nhìn thấy. Con đực sẽ có tinh hoàn nhô lên, khiến phần mông lồi lên, có hình hạnh nhân, con cái có phần mông khá tròn.

2.4 Kiểm tra núm vú dưới bụng

Nếu bạn nhìn thấy tinh hoàn là con đực, còn núm vú là con cái. Chuột cái có sáu cặp vú nổi lên. Những chú chuột hamster giống lùn, con đực cũng có tuyến thơm nhô lên trên. Tuyền này có màu vàng và nằm nổi bật ở vùng rốn. 

3. Cách chăm sóc chuột Hamster

3.1 Chuột hamster ăn gì?

Thức ăn của chuột hamster là động vật gặm nhấm và ăn tạp. Chúng có thể ăn các loại hạt và những loại bánh. Nếu sinh sống trong tự nhiên, còn săn bắt côn trùng để làm thực phẩm và sống thành bầy đàn với nhau. 

Bạn có thể chọn những loại hạt như hạt bí, ngô, hướng dương, hạt kê…Bạn nên chọn thức ăn ít ngô vì loại này không mang lại lợi ích cho hamster. Mỗi ngày cho hamster ăn vào 2 buổi mỗi ngày, cố định giờ để tạo thành thói quen. Bạn nên không được thay đổi thói quen này trong quá trình nuôi. 

Về thức ăn tươi thì nên ăn 3 ngày 1 một lần, chúng có thể cho hamster ăn những loại rau. Chẳng hạn như bông cải xanh, cà rốt, dưa leo bỏ vỏ và hạt, súp lơ, cánh hoa hồng…

Không cho chúng ăn thịt tươi hay những loại hải sản khác từ động vật vì sẽ khiến chúng hung dữ. Ngoài ra, chúng cũng sẽ sẵn sàng ăn thịt đồng loại khi nó đói. Không cho chuột ăn bánh quy có nhiều chất béo. 

chuột hamster
Cho chuột ăn pho mát

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chuột hamster ăn pho mát mỗi ngày, mỗi lần nhỏ hơn hạt ngô. Điều này sẽ giúp chúng sớm quen hơi của bạn vì chúng thích món ăn này.

Sữa chua cũng rất tốt cho những bé hamster đang bị bệnh hoặc dùng kháng sinh. Bạn có thể cho chuột hamster ăn ¼ muỗng cà phê sữa chua 2 tuần một lần giúp lông mềm óng hơn.

Trứng luộc là loại thực phẩm có lợi cho những bé hamster mới sinh hoặc hamster đang trong giai đoạn mang thai.

3.2 Giống chuột này đẻ như thế nào?

Chuột hamster là dòng chuột sinh sản hữu tính, khi chúng được 2 tháng tuổi sẽ bước vào chu kỳ sinh sản đầu tiên. Tuy nhiên, chúng có thể đẻ từ 1 tháng tuổi đối với những cá thể có chu kỳ sinh sản sớm. Đẻ quá sớm cũng khiến chuột hamster bị chết do chưa đủ sức khỏe hoặc chết trong lúc đẻ. 

Chuột hamster mang thai trong khoảng 15 – 30 ngày, trung bình có thể đẻ được 3 – 30 con. Chúng đẻ trong khoảng thời gian từ 10 – 40 phút. Chúng nuôi con bằng hình thức cho con bú bằng sữa mẹ 100% vì chúng là động vật có vú. Vòng đời chuột hamster có thể sinh sản khoảng 8 lần. 

3.3 Môi trường sống

Chúng thường chỉ kiếm ăn cùng nhau và hoạt động chủ yếu về ban đêm. Khoảng thời gian từ 7 giờ tối cho đến tầm 2 giờ sáng hôm sau. Chuột hamster thường sinh sống ở bãi đất khô và đào hang rất sâu. 

3.4 Cách tắm cho chuột

Tắm cho chuột hamster là vấn đề vô cùng quan trọng để tránh bệnh về da, mắt và sức khỏe. Các bạn thường xuyên tắm và rửa sạch lông cho chúng 1 tuần 1 lần vào mùa hè. Và 2 tuần 1 lần vào mùa đông. Khi tắm bạn nên dùng loại sữa tắm đặc trị cho chuột vì tuyến nhờn của chuột khá hôi.

Một số chú chuột hamster không thích tắm sẽ nhảy lên hoặc cắn vào bạn. Do đó, bạn nên chú ý giữ chặt chúng trong lúc tắm. Đặc biệt bạn cũng không được để nước lọt vào tai và mắt của chuột. Bạn nên lau lông thật khô cho chuột sau tắm để giúp chúng không bị cảm lạnh.

4. Nơi ở của hamster 

4.1 Chuồng nuôi 

Khi bắt đầu có ý định nuôi chuột hamster thì bạn nên chuẩn bị chỗ ở cho chúng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chuồng nuôi chuột trong vòng loại chính. 

Chuồng sắt 

Đây là loại chuồng được sử dụng khá phổ biến, vì chúng có ưu điểm đẹp, lợi hơn khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, chuồng sắt hơi khó vệ sinh vì nhiều chú chuột hamster có thói quen cắn vào thanh sắt làm trầy sơn.

 chuột hamster
Chuồng sắt để nuôi chuột

Chuồng mica

Ngược lại với chuồng kia, chuồng này khá dễ vệ sinh, có giá thành rẻ hơn chuồng sắt. Chuồng này thích hợp sử dụng vào mùa đông vì có khả năng giữ ấm tốt. Bạn cần lưu ý phải đậy nắp cẩn thận chuồng này để tránh chuột leo ra ngoài. Bạn cũng không được đậy nắp quá kín sẽ làm chuột hamster bị stress.

Chuồng nhựa

Chuồng nhựa thường được sử dụng để mang đi chơi hoặc đi du lịch. Nhược điểm của chuồng này là không được để chúng quá lâu trong đó vì rất dễ bị bí. 

4.2 Lót chuồng 

Có hai loại thường được sử dụng phổ biến là mùn cưa nén và cát. Mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt và giữ ấm tốt tuy nhiên cần phải thay thường xuyên.

Bởi vì để quá lâu sẽ làm chuột hamster bị vàng lông. Cát cũng có tác dụng trong việc khử mùi và hút ẩm hiệu quả, nhưng dễ bị thấm nước. Nếu cát bị hư, bé hamster của bạn sẽ bị ốm.

Giống chuột này cũng ít uống nước và không đi vệ sinh nhiều. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc chuồng bị dơ bởi chất thải của loài này.

Với những thông tin bổ ích trên về loại chuột hamster gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn nắm rõ những kiến thức cần biết trước khi quyết định nuôi giống chuột này. Tùy thuộc vào sở thích mà bạn có thể chọn màu lông chuột hamster theo ý thích của mình.