Cây Tre Có Đặc Điểm Gì? Công Dụng Cây Tre Trong Đời Sống

0
8014

Hình ảnh cây tre thường xuất hiện qua những bài thơ, dân ca thể hiện sức sống mãnh liệt. Vốn dĩ cuộc sống quanh ta rất quen thuộc với hình ảnh của những lũy tre đầu làng. Nhưng ngày nay, những hình ảnh đó không còn quá phổ biến và nhiều người vẫn chưa biết đến nhiều thông tin về loại cây này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm cây tre qua bài viết bên dưới nhé.

1. Tổng quan về cây tre 

cây tre

Hình ảnh cây tre Việt Nam

Theo các chuyên gia khoa học phân tích, cây tre là loại cây có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Còn những loại cây gỗ khác thì phải tốn đến hàng chục năm mới có thể khai thác.

Trong khi cây tre chỉ mất từ 3 – 5 năm đã có thể thu hoạch được phần thân. Loài cây này có sức tái tạo tự nhiên không cần phải trồng mới như những cây thân gỗ khác. 

1.1 Đặc điểm hình thái 

Cây tre thường là cây thân cỏ có đặc điểm cấu tạo đặc biệt hơn những loài cây lấy gỗ. Tre có phần thân phân chia thành nhiều đốt và rỗng ở phía bên trong. Trên thân có nhiều mấu và từ đó mọc ra nhiều cành non và lá. Lá mọc tập trung ở phần ngọn nhiều hơn và rủ xuống dưới tạo thành những tán rộng. 

1.2 Đặc sinh thái 

1.2.1 Thân cây tre 

cây tre

Thân cây tre mọc theo thành cụm

Thân cây ngầm và mọc thành cụm. Đây là cách phát triển của những loài tre điển hình như tre gai, lồ ô, hóp sào. Thân có dạng hợp trục và được chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân. 

Thân ngầm của tre mọc tản, phần thân ngầm bò lan trong đất. Vì măng mọc ra từ phần này nên các thân khí sinh tre, trúc không cụm lại mà sẽ phân bố thưa trên đám rừng. 

Phần thân khí sinh sẽ bao gồm phần gốc thân và thân. Phần thân tre trên mặt đất thường cao khoảng từ 1 – 20m với đường kính từ 1 – 25cm. Chúng có hình tròn hoặc đôi khi có hình thù đặc biệt.

1.2.2 Lá tre 

Đây là bộ phận dùng để quang hợp của cây tre. Lá tre không có lông tơ, và cấu tạo gồm 2 phần là bẹ lá và phiến lá. 

Phần bẹ lá thường dài và có hình lòng máng, bám chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá. Phiến lá sẽ là cuống lá, phần cuống thường ngắn chỉ có vài mm. Phiến lá có từ 3 – 5 đôi gân lá song song với nhau. Ngoài ra cũng có phần tai lá và lưỡi lá. 

cây tre
Lá tre được bào chế làm thuốc

1.2.3 Rễ cây tre 

Rễ của cây tre thuộc dạng rễ chùm và mọc ra từ phần thân ngầm của tre giúp hút chất dinh dưỡng. Số lượng rễ ở phần thân khí sinh sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện đất, kích thước và tuổi của thân khí sinh/ Đây là bộ phận tập trung rất nhiều phần rễ cây. 

Những thân khí sinh trên 6 tháng sẽ có số lượng rễ và lông hút bị giảm đi. Chiều dài khoảng 70cm nếu mọc ở phần đốt thân ngầm. Rễ tre có cấu tạo rất vững chắc và có thể đứng vững mạnh trước giông bão.

1.2.4 Hoa tre 

Hoa tre có thể kết thành quả như lúa, có bao hoa, nhị và nhuy. Bao hoa có ba loại là mày, bao ngoài, bao trong và vảy. Số nhị có thể là 3 hoặc 6 nhị, chỉ có nhị dài, đầu mang hai bao phấn. Nhịu có bầu, cột nhụy và 1 – 3 núm nhụy.

2. Công dụng của cây tre 

Cây tre được tận dụng từ phần gốc đến ngọn rất đa năng so với những loài cây khác.

2.1 Trong xây dựng 

Cây tre là loài cây thân gỗ bền chắc được sử dụng rộng rãi trước khi chưa có bê tông và thép. Thân tre bền, dẻo dai nếu được chẻ ra làm những tấm phên lợp lái, ngăn tường tăng tính thẩm mỹ.

Ngày nay, tấm phên tre vẫn được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Trong những công trình thủy lợi dùng để ngăn đê, đắp đập…

2.2 Trong đời sống

Trong lá cây tre có thành phần dược tính dùng để ứng dụng trong những bài thuốc nam. Phần tre mới mọc được gọi là măng tre là loại thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Món ăn này phù hợp và mang ẩm thực từng vùng miền. 

Cây tre non Những sản phẩm được làm từ nan tre được sử dụng phổ biến như đũa, đồ mỹ nghệ, gậy…

Hình ảnh cây tre có ý nghĩa to lớn trong đời sống văn hóa con người việt nam. Chúng mang nhiều ý nghĩa to lớn và gắn bó sâu sắc với cuộc sống và văn hóa của dân tộc. 

Ngày nay, để bảo vệ môi trường tre còn được áp dụng để sản xuất thay thế cho các sản phẩm làm từ nhựa dùng hằng ngày chẳng hạn như: ống hút tre, bàn chải tre, …

cây tre
Đũa tre

2.3 Văn hóa nông nghiệp 

Cây tre được dùng để tạo thành những thiết bị giúp đỡ cho công việc canh tác lúa nước và hoa màu. Chính vì vậy, chúng gắn liền với nền văn hóa lúa nước của người Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế tạo cán cuốc, cán xẻng bằng tre, gầu tát nước, rổ…

2.4 Trang trí nội thất bằng cây tre

Kiến trúc theo hướng đương đại tạo nên không gian độc đáo với cây tre. Đây là sự kết hợp hợp hài hoài với những nguyên liệu truyền thống. Sự kết hợp thiên nhiên cho phong cách kiến trúc tạo nên không gian thư giãn nhiều hơn. 

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre 

3.1 Đất trồng cây tre 

Tre phải được trồng ở nơi có đất cao ráo và không bị ngập ứng. Việc này sẽ giúp cây bén rễ nhanh và phát triển tốt khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Đất trồng cây phải được cung cấp khoảng 10 – 15kg phân hữu cơ đã hoại mục. Cùng với 0.5 – 1kg phân lân trộn với đất mặt và lấp đầy hố. Tùy theo loại đất mà tre sẽ được trồng với nhiều mật độ khác nhau. Chẳng hạn như 3x3m, 4x4m, 4.5×4.5m và 5x5m. 

cây tre
Kỹ thuật trồng cây tre

3.2 Chọn giống và trồng cây tre

Đối với những loài tre nói chung thì có nhiều cách nhân giống khác nhau. Từ thân ngầm, hom gốc, thân khí sinh (hom thân), hom cành hoặc trồng bằng hạt. Khi nhân giống nên chọn những bụi tre đã phát triển tốt tươi, không có sâu bệnh và chưa ra hoa. 

Nếu trồng cây bằng hom thân hoặc hom cành thì nên đặt hom vào giữa hố. Cách đặt nên theo chiều thẳng đứng, phần gốc chồi nằm dưới miệng hố không to quá 10cm. Sau đó lấp đất vào và nén chặt lại. 

Trồng xong nên tưới nước thật đẫm để đảm bảo cho rễ cây tiếp xúc tốt với đất. Dùng rơm rạ phủ quanh phần gốc cây một lớp dày 10x20cm để chống lại cỏ lại vào mùa mưa. Đồng thời việc này cũng giúp giữ ẩm vào mùa khô. 

3.3 Chăm sóc và thu hoạch cây tre

Mỗi năm có thể bón thúc cho cây khoảng hai lần trước khi ra măng 1 tháng và sau khi thu hoạch. Việc này nhằm đảm bảo giúp cho cây nhanh chóng phục hồi hơn. Dùng 15 – 25kg phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh và 1 kg phân NPK trộn đều.

Sau đó, bón cho mỗi bụi tre vào thời kỳ kinh doanh. Đối với cây tre phân chuồng là nguồn dinh dưỡng tốt để tạo ra loại rau sạch. Đào rãnh nhỏ xung quanh bụi tre cách gốc khoảng 0.5m và rải đều phân rồi lấp kín đất lại. 

Nếu chăm sóc tốt thì cây tre sẽ cho thu hoạch măng trong khoảng 2 năm trồng. Sau khi khai thác tre thì phải đào bỏ phần gốc tre (phần thân ngầm già). Việc này giúp cho đất thông thoáng và măng mọc ra từ thân ngầm khác có cơ hội được phát triển tốt hơn. Tương tự đối với tre mọc tản cũng làm như vậy.

3.4 Khai thác và bảo quản 

Việc khai thác cần thực hiện đan xen nhau để những cây con có thể phát triển tốt nhất. Không được khai thác quá nhiều để hạn chế tình trạng trắng rừng và trồng đất.

Những thân tre sau khi thai thác nên được hom hoặc ngâm dưới đáy hồ trong khoảng từ 15 – 20 ngày. Việc này sẽ giúp cho tre có độ bền tốt hơn và chống mối mọt. 

3.5 Tre thu hoạch và thái sinh liên tục 

Những cây thuộc thân gỗ thì cần tối thiểu 15 năm để có thể khai thác được. Tuy nhiên cây tre chỉ cần 3 – 5 năm, sau khi khai thác, tre sẽ tự tái tạo. Phương thức sinh sản chủ yếu của tre là sinh sản vô tính bằng thân ngầm.

Do đó, rừng tre được phát triển và tái sinh liên tục. Chính vì vậy, tre là nguồn nguyên liệu bền vững cho những công trình, có thể kéo dài cả trăm năm.

4. Lợi ích của cây tre trong đời sống 

4.1 Phát triển nhanh 

Tre phát triển khá nhanh chóng, so với các cây gỗ trưởng thành phải mất đến 40 năm. Trong khi cây tre chỉ cần 3 đến 5 năm là có thể thu hoạch được. 

4.2 Tài nguyên tự nhiên dồi dào 

Có tới 37 triệu hecta rừng tre trên toàn thế giới. Chính vì vậy, đây là một nguồn cung cấp nguyên liệu hết sức dồi dào. Chúng ta không cần phải tốn công sức chăm sóc và tốn nhiều chi phí. 

cây tre
Tre xuất hiện làng quê việt nam

4.3 Lợi ích cho người nghèo 

Nhiều rừng tre được giao cho những gia đình có thu nhập thấp quản lý và khai thác. Do đó, nếu tích cực đầu tư những tiến bộ trong ngành công nghiệp tre sẽ đem lại thu nhập cho người nghèo.

4.4 Tính bền vững 

Tre có thể được thu hoạch hàng ngàn năm và có khả năng tự tái sinh lại. Trên thực tế, việc khai tre theo kế hoạch sẽ góp phần cho sự bền vững của rừng tre. 

4.5 Bảo vệ đất đai 

Trồng nhiều cây tre sẽ giúp cải tạo đất bạc màu và chống xói mòn hiệu quả. Rễ cây tre còn lại trong đất sau khi thu hoạch sẽ giữ lại chất dinh dưỡng và độ ẩm cho những vụ tiếp theo. Ngoài ra, tre cũng giúp hạn chế các thảm họa tự nhiên như lỡ đất.

4.6 Hấp thụ khí nhà kính 

Rừng tre hấp thụ khí nhà kính, tre hấp thụ khí cacbonic và thải ra khoảng 35% oxy vào khí quyển. Nhiều hơn so với gỗ cứng khác.

4.7 Không cần chăm sóc nhiều

Hầu hết những loại cây công nghiệp khác cần phải bón phân, dùng thuốc trừ sâu hoặc diệt cỏ. Cây tre không cần phải bón phân để có thể phát triển mạnh, hoặc không cầm chăm sóc kỹ. 

4.8 Làm đẹp cảnh quan 

Cây tre còn có tác dụng làm đẹp cho cảnh quan và làm phong phú nền văn hóa. Nhiều lầu tre mọc bên cạnh suối nước tạo nên nét dân tộc hấp dẫn. Đối với nghề du lịch thì những cuộc tổ chức thăm viếng vùng tre trúc cũng rất lôi cuốn du khách. Bên cạnh đó, tre cũng giúp tăng thêm việc làm cho công nhân ở vùng nông thôn và miền núi. 

Ở một số vùng núi cao, với số lượng tre nhiều cũng được xem là rừng bảo vệ nguồn nước. Trồng rừng tre ở hai bên bờ sông có tác dụng giảm lũ lụt, vỡ đê, cân bằng sinh thái.

cây tre

Quan cảnh lũy tre đầu làng 

Xem thêm:

Với những lợi ích tuyệt vời trên của cây tre, loài cây này thực sự giúp ích được rất nhiều cho đời sống chúng ta. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây tre