Cây Lưỡi Hổ Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe? Cách Chăm Sóc

0
650

Có thể nói cây lưỡi hổ vừa là loài cây dùng để trang trí vừa thải độc tố cho không gian nhà cửa được sạch sẽ hơn. Nhiều người cho rằng, giống cây này còn được dùng làm thuốc dân gian. Blog360 sẽ gửi đến các bạn thông tin chi tiết nhất về cây này.

1. Tổng quan về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ nhiệt đới và là loài thực vật thuộc họ măng tây. Loài cây này còn được biết đến với tên gọi khác là hổ vĩ mép lá vàng hoặc lưỡi cọp. Cây lưỡi hổ có thân dẹt, mọng nước và lá cây trông có vẻ sắc nhọn nhưng thực ra rất mềm. 

Trên thân cây có hai màu là màu xanh và màu vàng dọc từ phần gốc đến ngọn. Khi ra hoa, lưỡi hổ sẽ nở theo từng cụm và mọc từ phần gốc lên trên. Cây có thể trồng trong chậu hoặc treo trên giá tùy theo sở thích của gia chủ. Cây có khả năng chịu khô hạn và nóng rất tốt, ngay cả khi có ít ánh sáng mặt trời. 

cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ trồng trong nhà

Lá của cây vươn cao thẳng khoảng 60cm, mọc thẳng đứng nên không chiếm nhiều diện tích. Loài cây này có lá màu xanh đậm kèm đốm màu xám, mép lá có viền màu vàng. Nhiều người lầm tưởng rằng giống cây này không có hoa, nhưng thực tế hoa của cây màu trắng lục nhạt, quả hình tròn.

2. Phân loại

2.1 Lưỡi hổ thái

Lá của cây có dạng hẹp nhọn về phía hai đầu và chiều dài từ 25 – 45 cm, chiều rộng từ 3 – 6cm. Bên cạnh đó, lá cũng có màu xanh đậm viền vàng, bóng đẹp, cây có thể sinh trưởng tốt trong môi trường đất và thủy sinh.

2.2 Cây lưỡi hổ xanh 

Lưỡi hổ xanh còn được dùng với tên gọi khác là lưỡi hổ thường. Chúng có đặc điểm là lá cây màu xanh đậm, viền màu vàng, lá dài từ 0.3 – 0.8m, lá dẹp. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết từ nắng nóng đến bóng râm.

2.3 Cây lưỡi hổ vàng

Lá của cây có màu vàng hơi sáng, viền vàng chiếm khoảng một nửa diện tích của lá. Màu xanh nhạt nằm ở giữa và có chiều dài từ 15 đến 25 cm. Giống cây lưỡi hổ này thích hợp đặt trong chậu mini để trên bàn làm việc hay phòng khách.

cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ màu vàng

Bên cạnh đó còn có giống cây lưỡi hổ màu vàng lửa với màu sắc khá đặt biệt. Lá non mới ra có màu xanh sẫm và mặt trong của lá màu vàng đồng. Màu sắc của lá có thể thay đổi liên tục khi cây trưởng thành. Mùa vàng đồng được biến đổi thành màu xanh sẫm. 

2.4 Cây lưỡi hổ trắng 

Tên gọi khác của lưỡi hổ này là cây lưỡi hổ bạch kim. Cây có màu sắc khác hoàn toàn so với loài khác vì toàn bộ phần thân và lá đều màu trắng. Chiều cao tối đa của cây là từ 30 – 40cm, được trồng trong chậu thủy sinh, hoặc chậu đất nhỏ. 

2.5 Lưỡi hổ hình trụ

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người, cây lưỡi hổ đã được nghiên cứu lai tạo đa dạng chủng loại. Lưỡi hổ hình trụ có hình dạng khá đặc biệt với lá cây hình trình mọc dài thẳng tắp. Lá cây lớn ở phần gốc và nhọn ở phần đỉnh, có chiều cao khoảng 25 – 80cm. 

Với chiều cao lý tưởng này bạn hoàn toàn có thể đặt chậu cây này để trang trí bàn làm việc của mình.

cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ hình trụ đặt ở hành lang

2.6 Lưỡi hổ vằn

Cây lưỡi hổ vằn còn được biết đến với tên gọi khác là lưỡi hổ đốm đen hoặc lưỡi hổ mèo. Giống cây này được chia làm hai loại, cây lùn và cây cao, màu sắc lá thì tương tự nhau. Lá cây có màu xanh hoặc xen kẽ đốm màu đen, không có viền lá cây, nhìn rất đẹp mắt. 

Cây có kích thước từ 20 – 80cm thích hợp để trang trí nội thất trong nhà. Hoặc bạn cũng có thể bắt gặp cây này được trồng làm cây cảnh ở công viên hoặc resort.

3. Lợi ích khi trồng trong nhà và văn phòng

3.1 Trang trí nhà cửa

Công dụng đầu tiên của cây lưỡi hổ là tô điểm thêm cho không gian của gia đình bạn. Nếu muốn căn nhà của mình gần gũi hơn với thiên, thì có thể đặt chậu cây này trong nhà. Với một chậu lưỡi hổ bạn có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà đều được. 

Từ phòng khách, cạnh giá sách, ban công hay ban công…đều rất đẹp mắt. Vì vốn dĩ cây có hình dạng mọc thẳng tắp, lá xanh và điểm xuyết thêm sọc ngang rất thu hút và đẹp mắt.

Sau một ngày đi làm mệt mỏi, bạn có thể ngắm nhìn không gian xanh tươi trong gia đình. Những chậu cây lưỡi hổ được đặt ở cạnh kệ tivi hoặc trên kệ sách đều rất thích hợp.

3.2 Cây lưỡi hổ thanh lọc không khí 

Đây là loài cây có khả năng xử lý các chất độc gây hại cho cơ thể như xylene, nitrogen oxide. Và trong số đó còn có, formaldehyde là một chất có nguy cơ cơ gây ung thư.

Những nơi như nhà máy sản xuất máy bay, xe hơi, sản xuất sơn được khuyến cáo nên đặt cây lưỡi hổ. Bởi vì chúng có tác dụng mạnh mẽ trong việc hạn chế các chất độc thải ra trong quá trình hoạt động.  

Cũng nhờ tác dụng của cây này, giảm thiểu được hội chứng nhà kín. Đây là tình trạng cơ thể bị mệt mỏi vì phải làm việc trong những nhà cao tầng không thoáng khí. Do đó, bạn có thể thấy những văn phòng làm việc cao tầng rất ưa thích trồng cây lưỡi hổ. 

3.3. Dồi dào oxy về đêm

Thông thường những loài cây cảnh khác thường quang hợp thải oxy vào ban ngày và thải CO2 vào ban đêm. Tuy nhiên với lưỡi hổ thì có chút khác biệt, chính là nhả oxy ra ngoài vào ban đêm và hấp thụ CO2. 

Sở dĩ, có điểm khác biệt ở loài cây này là do cơ chế quang hợp có ở một số loài cây. Cây sẽ mở các lỗ khí vào ban đêm để giảm việc mất nước, đòi hỏi phải có CO2 để thực hiện.

Trong quá trình này, cây giải phóng hơi ẩm ra ngoài không khí, tiêu diệt các chất gây dị ứng. Với những đặc điểm thú vị này, cây lưỡi hổ rất thích hợp đặt trong phòng ngủ.

3.4 Chữa vết bỏng và cháy nắng

Tương tự như cây nha đam, cây lưỡi hổ có tác dụng làm lành vết thương rất tốt. Khi da có của bạn gặp các vấn đề như bỏng, cháy nắng hoặc trầy xước. Thì bạn có thể cắt vài lát lưỡi hổ đắp lên chỗ đó để làm dịu vết thương và hạn chế để lại vết thâm. 

4. Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Lưỡi Hổ là là loài cây dễ chăm sóc vì có lá mọng nước nên chịu được khô hạn tốt. Để nhân giống cây này chúng ta có hai cách. 

Tách bụi, đây là loài cây sinh sôi và nảy nở khá nhanh. Vì vậy cây rất dễ sinh ra nhánh mới, cây con. Khi cây con lớn hơn khoảng 2 tuần đến 1 tháng là bnja có thể tách chúng thành cây mới riêng.

Phương pháp tách bụi này có kết quả thành công cao, nhưng số lượng không nhiều. Do đó, cách nhân giống này phù hợp trồng tại gia đình.

Giâm cành: phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và độ tỉ mỉ cao trong quá trình thực hiện. Trước hết, bạn chọn một cây lưỡi hổ sinh trưởng và phát triển tốt nhất, không bị sâu bệnh. Sau đó, chọn một chiếc lá non to khỏe có màu sắc đẹp và cắt ngang gốc. Lưu ý là không chọn lá non hoặc lá già. 

Tiếp theo bạn cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm và để một thời gian cho những lát cắt này héo. Sau đó, chôn lát cắt này khoảng ½ độ sâu của đất, không được chôn quá sâu. Cuối cùng, đặt chậu này ở nơi có nắng, tưới nước vừa đủ, không tưới quá nhiều, và chờ lá ra rễ. Biện pháp giâm cành này nên thực hiện từ mùa xuân cho đến cuối mùa hè.

5. Cách trồng và chăm sóc

Sau khi trồng cây bạn nên lưu ý những yếu tố sau đây để cây luôn đẹp và sống lâu theo thời gian. 

5.1 Về ánh sáng 

Cây lưỡi hổ rất ưa bóng râm, do đó bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng thấp, tránh nắng gắt. Nếu lựa chọn đặt cây trong nhà để làm cảnh, thì bạn có thể phơi nắng cho cây 2 đến 3 tháng một lần. Khoảng thời gian nắng yếu là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.

5.2 Về tưới nước 

Đặc điểm của loài cây này xuất thân từ vùng đất khô hạn, do đó cây lưỡi hổ thường không ưa nước. Trong quá trình chăm sóc cây, bạn không nên tưới nước quá nhiều. Bạn chỉ cần tưới mỗi tuần một lần hoặc mỗi hai tuần một lần, tùy vào điều kiện thời tiết. Bạn nên dùng bình phun ẩm để việc tưới nước cho cây được đều hơn.

5.3 Nhiệt độ và chất dinh dưỡng

Nhiệt độ lý tưởng để cây lưỡi hổ có thể sống tốt dao động từ 20 – 30 độ. Vì vậy trong những ngày mùa đông bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây. Bón thêm phân để cây có thể phát triển khỏe mạnh. Thời gian bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc ở vị trí cách gốc khoảng 10cm. 

6. Vị trí đặt cây lưỡi hổ thích hợp

6.1 Cây lưỡi hổ trong phòng khách

Phòng khách chính là nơi thể hiện phong cách và sở thích của chủ nhân và thu hút ánh nhìn của người khác. Do đó, đặt cây lưỡi hổ ở vị trí này khá thích hợp, đặc biệt là ở góc phòng hoặc bên cạnh tivi. 

6.2 Cây lưỡi hổ trong phòng ngủ 

Như đã nêu trên, cây lưỡi hổ có khả năng nhả khí oxy và hút khí cacbonic vào ban đêm. Do đó, đặt cây này trong phòng ngủ giúp cung cấp oxy cho quá trình hô hấp của gia đình diễn ra tốt hơn. 

Nếu phòng ngủ của bạn có thêm bàn làm việc hoặc giá để sách thì trang trí thêm cây lưỡi hổ sẽ rất đẹp mắt. Chúng vừa hút các tia tử ngoại có hại từ máy tính, mang lại không gian làm việc trong lành. 

cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ hình trụ đặt ở hành lang

6.3 Cây lưỡi hổ ở phòng tắm

Loài cây ưa bóng râm này có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng trong một thời gian dài. Vì vậy, trồng trong phòng tắm cũng rất thích hợp, kể cả khi độ ẩm và áp suất của phòng tắm cao. 

Ngoài ra, lá của lưỡi hổ còn có thể hút bớt hơi nước, khí độc có hại trong không khí. Đây là sự lựa chọn thông minh cho nhà tắm và nhà vệ sinh trong gia đình bạn.

Tuy nhiên, môi trường của khu vực phòng tắm cũng ẩm thấp dễ sinh bệnh cho cây. Bạn nên lau lá thường xuyên để phòng ngừa côn trùng, sâu bệnh.

Kết luận

Có thể cây lưỡi hổ là loài cây mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Loài cây này vừa trang trí vừa có nhiều công dụng tuyệt vời khác cho sức khỏe. Ngoài ra, tùy vào sở thích bạn có thể lựa chọn giống cây lưỡi hổ phù hợp với mình.