Cây Hương Thảo Có Tác Dụng Gì? Cách Trồng Cây Hương Thảo

0
637

Người ta thường sử dụng cây hương thảo để chữa các bệnh như choáng do huyết áp thấp, thấp khớp, viêm họng…Bên cạnh đó, đây cũng được xem là loài cây cảnh trong nhà thích hợp để trang trí. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cần thiết về cây này.

1. Tổng quan về cây hương thảo 

Cây hương thảo được biết đến với tên gọi khác là cây dương chổi. Hương thảo chủ yếu chứa tinh dầu và tanin. Trong thành phần tinh dầu gồm những thành phần như borneol, tecpen, camphor, acetat bornyl…Tinh dầu trong cây khô sẽ có 0.5%, lá 1 – 2% và ở hoa là 1.4%

Khi vừa cất, tinh dầu sẽ có dạng chất lỏng không màu hoặc màu vàng. Sau đó sẽ dần chuyển sẫm và cứng lại, có thể dùng rượu để hòa tan tùy tỷ lệ. 

cây hương thảo
Cây hương thảo ra hoa màu tím

1.1 Đặc điểm cây hương thảo  

Cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, sau đó được trồng nhiều ở Bắc Phi và Tây Á. Ở Việt Nam, cây này được trồng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung. Cây được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. 

Loài cây này ưa thích khí hậu khô ráo, nhiều nắng nhưng không nên quá nóng. Và loại đất trồng phải thoát nước tốt. 

1.2 Mô tả cây hương thảo 

Loài cây này có hình dáng nhỏ, chỉ cao khoảng 1 – 2m, phân nhánh và mọc thành bụi. Cây có nhiều lá, hẹp, hình dải và dài khoảng 1 – 3cm, mép gập xuống, không có cuống. Lá có màu xanh thẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở dưới. 

Hoa mọc xếp thành 2 – 10 ở các vòng lá, dài khoảng 1cm, màu xanh dương hoặc xanh lam. Màu sắc hơi tím hoa cà, và toàn thân cây có mùi rất thơm. 

2. Công dụng của cây hương thảo

Hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, nóng và có tác dụng trong điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa. Khi dùng ở liều thấp, cây có khả năng gây dồn máu tại cơ quan vùng bụng. Từ đó kích thích sự tiết ở ruột, dạ dày và giúp lợi tiểu. 

Tinh dầu hương thảo có tác dụng lợi tiểu, lợi mực và thông ruột. Trong thành phần của cây có flavonoid, là chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. 

Ở các nước Châu Âu, cây này được dùng làm thuốc trị đau nửa đầu, thấp khớp. Lá tươi có thể dùng làm gia vị trong ẩm thực, mùi thơm rất dễ chịu, át được mùi tanh của thịt cá.

Ngoài ra, hương thảo cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư vú và ung thư da khá tốt. Các chị em phụ nữ mang thai hoặc sau sinh thường dễ bị cáu gắt, căng thẳng. Do đó, xông tinh dầu hương thảo sẽ giúp đầu óc thoải mái, vui tươi hơn.

Dưới đây là những công dụng cụ thể của cây hương thảo.

2.1 Dùng làm gia vị món ăn 

Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Châu Âu, hương thảo được dùng làm gia vị cho các món ăn. Chẳng hạn như hoa quả nướng, sườn nướng, bò bít tết…Bởi vì loài cây này có hương thơm và vị đặc biệt. Vị đắng nhẹ nhưng dễ chịu. 

Đặc biệt, món gà cuộn nấm sốt hương thảo (rosemary) được rất nhiều người yêu thích. Bởi vì món ăn mang vị ngọt đậm đà của gà, hương thơm của nấm và mùi hương thảo. Món ăn này tạo nên nét đặc trưng của ẩm thực Địa Trung Hải.

Cây hương thảo
Chế biến món gà với hương thảo

2.2 Tác dụng tăng trí nhớ

Những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng và áp lực cuộc sống. Xông tinh dầu cây hương thảo sẽ giúp đầu óc thư giãn hiệu quả, giảm cảm giác buồn ngủ. Đối với trẻ nhỏ, tinh dầu này kích thích phát triển não bộ, thông minh hơn. 

Bên cạnh đó, dùng tinh dầu hương thảo xoa bóp lên vùng bị đau và massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút để giúp giảm đau nhức khớp và bong gân. 

Lưu ý trẻ em dưới 4 tuổi không xông tinh dầu hương dầu 

2.3 Xua đuổi côn trùng hiệu quả 

Tinh dầu hương thảo cũng có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng bởi vì mùi hương của loài cây này. Vừa giúp không gian nhà bạn trở nên thơm tho vừa hạn chế được côn trùng bay vào nhà.

cây hương thảo
Xua đuổi các loại côn trùng

2.4 Giúp làm đẹp tự nhiên

Trong ngành mỹ phẩm, hương thảo được dùng để chế tạo kem dưỡng da, xà bông, lotion. Hoặc kể cả nước hoa, thuốc nhuộm tóc, kem bôi mặt…

2.5 Cung cấp chất dinh dưỡng 

Trong thành phần hương thảo có chứa nhiều dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin B6…Nếu sử dụng cây hương thảo để chế biến món ăn đều rất tốt cho sức khỏe. 

2.6 Tăng cường sức khỏe cho người bị tiêu hóa kém

Người có hệ tiêu hóa kém có thể dùng 200g lá cây khô ngâm với 1 lít rượu trắng trên 40 độ. Bảo quản trong chai thủy tinh khô ráo, tránh ánh nắng mắt trời. Mỗi lần sử dụng lấy 2ml hỗn hợp này ra pha với nước sôi rồi để nguội. Mỗi ngày uống khoảng 2 liều sẽ rất tốt. 

2.7 Giảm đau đầu và huyết áp

Bạn có thể dùng 2 – 3 gam lá hương thảo khô hãm trong một tách nước sôi làm một liều. Mỗi ngày uống 4 – 5 liều, hoặc dùng 20 gam lá khô từ 30 gam lá tươi hãm với 500ml nước sôi. Chia uống 4 – 5 lần uống trong ngày. 

Việc này có tác dụng giảm đau nhức đầu, tăng tuần hoàn máu và huyết áp. Ngoài ra, xoa nhẹ nước hãm thuốc này lên da đầu cũng giúp kích thích mọc tóc.

Ngoài ra, nước này cũng có thể dùng để rửa các vết thương nhiễm trùng và lâu khô. Những người bị viêm giác mạc nhẹ có thể rửa 3 – 4 lần trong ngày.

2.8 Làm cây cảnh trong nhà

Đây là loài cây ra hoa đẹp và cây nhỏ gọn, ít rụng lá, thích hợp để làm cây cảnh trong nhà. Loài cây này còn tỏa ra hương thơm dễ chịu cho không gian phòng của bạn. 

3. Những lưu ý khi dùng cây hương thảo

Đây là những bài thuốc chế biến do đó bệnh nhân cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ khi sử dụng. Ngoài ra, tùy cơ địa mỗi người, thuốc sẽ có tác dụng phù hợp hoặc phản ứng không tương thích. 

Thông thường hiệu quả điều trị của bài thuốc đến từ cây hương thảo chậm, nên người dùng cần kiên trì. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào bất thường thì nên ngưng dùng. 

Khi dùng cây để điều trị những bệnh như đau đầu, co thắt đường ruột…Tình trạng vẫn kéo dài không thuyên giảm thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. 

4. Hướng dẫn cách trồng cây

Chỉ với vài bước đơn giản dưới đây, bạn có thể bắt tay vào trồng cây hương thảo tại nhà. 

cây hương thảo
Cách nhân giống cây

4.1 Chọn cây hương thảo giống 

Cây hương thảo có thể được trồng từ cắt cành nhân giống hoặc mua sẵn ở các cửa hàng. Nếu như lựa chọn phương pháp cắt cành thì chọn chiều dài cành khoảng từ 5 – 10cm. Tỷ lệ sống của cành sẽ khoảng 70 – 90%. Loài cây này có nhiều loại với những đặc điểm khác nhau. 

Một số cây phát triển cao và rậm, số khác thì có xu hướng leo. Những cây có hoa màu tím, cây khác lại có hoa sắc xanh hoặc trắng. Tuy nhiên, người ta thường ưa chuộng cây thân thẳng trồng trong chậu nhiều hơn. Và cây có hoa màu tím cũng được mọi người mua nhiều. 

4.2 Chọn đất trồng

Rễ của cây hương thảo khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt. Nên giống cây này thích hợp với đất tơi xốp, đủ ấm và nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, loại đất bạn nên chọn là đất mùn hữu cơ để trồng. Loại đất này sẽ cung cấp cho cây đủ chất để sinh trưởng và phát triển tốt.

4.3 Kỹ thuật giâm cành 

Bạn hãy chọn nhánh cây hương thảo khỏe mạnh và dùng dao cắt một đoạn khoảng 10cm. Tiến hành tuốt sạch 3 – 4cm ở đoạn vừa cắt. Sau đó, cắm cành vào ly nước lạnh. Nước không được để ngập đến lá để tránh bị ngập úng cây. Và cuối cùng là đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, khô thoáng

Sau khoảng ba tuần khi nhánh bắt đầu mọc rễ thì đem trồng trong chậu. Cây là loài cây rất phù hợp với khí hậu mát mẻ. Do đó, kỹ thuật trồng cây giâm cành sẽ hiệu quả tốt nhất trong điều kiện khí hậu ấm áp. 

5. Cách chăm sóc cây hương thảo 

Nếu tự tay chăm sóc cây này, bạn có thể lưu ý những điểm sau đây để giúp cây phát triển tốt. 

5.1 Ánh sáng 

Vì đây là loài cây ưa bóng râm, nên bạn cần đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, vì cây sẽ bị cháy lá. Chưa kể khô tinh dầu thì cây sẽ chậm phát triển, thậm chí chết dần. Đồng thời, độ ẩm cũng là yếu tố cần quan tâm. Tốt nhất, bạn nên đặt cây dưới ánh nắng sáng sớm để giúp lá cây trở nên xanh tốt hơn. 

5.2 Phân bón

Cây hương thảo chỉ cao khoảng từ 35 – 50cm, do đó chỉ cần 100 – 200ml/ gốc hằng tuần. Bạn hãy ngâm một muỗng cà phê phân NPK tím trong một lít nước khoảng 12 giờ để phân tan. Sau đó, mang hỗn hợp này tưới đầu dưới gốc cây vào chiều mát mẻ. Thỉnh thoảng, người trồng cũng có thể thay thế bằng phân Super Lân. Hoặc phân hạt dynamic lifter với liều lượng ngâm tương tự như trên. Những loại phân bón là như B1 và phân NPK là hoàn toàn cần thiết để bón phân cho cây.

5.3 Nước tưới

Loài cây này khá dễ sống, vì vậy bạn chỉ cần tưới đẫm nước vào buổi sáng sớm. Nếu trong điều kiện thời tiết hanh khô thì có thể bổ sung thêm nước cho cây vào buổi chiều. Tuy nhiên, cũng không nên tưới nước cho cây quá nhiều vì gây hiện tượng ứ đọng. Từ đó nước dưới đáy chậu sẽ làm cho cây bị thối rễ và dẫn đến chết cây.

5.4 Phòng sâu bệnh 

Khi cây hương thảo bị sâu tấn công sẽ có màu trắng bạc, đốm lá. Lúc này bạn nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun nhẹ cho cây. Loại thuốc bạn có thể sử dụng là Sec Saigon. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là chỉ phun khi trồng cây ở ngoài vườn. 

Những cây được trồng trong nhà tốt nhất nên mang cây ra ngoài để phun. Một số người cũng sử dụng thuốc xịt muỗi để xịt sâu hại cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa là để loại bỏ những cành bị khô héo. Đây cũng là một cách để phòng ngừa sâu bệnh cho cây.

Trên đây là những lợi ích tuyệt vời mà cây hương thảo mang lại cho đời sống chúng ta. Vừa có tác dụng với sức khỏe vừa giúp tăng khẩu vị cho món ăn hiệu quả hơn. Do đó, bạn có thể tự trồng loài cây này tại nhà với theo hướng dẫn nêu trên. 

Nguồn: Cuộc sống quanh ta