Cách làm mắm tôm miền Bắc ngon không cưỡng nổi

0
2562

Cách làm mắm tôm miền Bắc thơm ngon đúng vị giúp cho người ăn cảm nhận được sự tuyệt vời từ món ăn dân dã đặc trưng này mà không phải ai cũng cảm nhận được của miền Bắc.

Mắm tôm là một gia vị không thể thiếu trong một số món ăn, nó được ví như là linh hồn của một số món như là: bún đậu, thịt luộc, giả cầy…Nó có thể hấp dẫn những người ăn bởi nhờ vào hương vị đặc trưng. Vậy cách làm mắm tôm miền Bắc chuẩn vị có khó không? Để giải đáp cho các vấn đề  đó, cùng đọc tham khảo thông tin bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

1. Cách làm mắm tôm miền Bắc ngon, chuẩn vị

Cách làm mắm tôm miền Bắc

Mắm tôm chuẩn vị miền Bắc

Đã bao giờ bạn có ý nghĩ thay vì đi mua bên ngoài bạn sẽ tự tay làm mắm tôm tại nhà chưa? Với cách làm mắm tôm miền bắc chuẩn nhất mà mình sẽ giới thiệu dưới đây thì việc tự tay làm mắm tôm sẽ không còn là điều gì quá xa với nửa. Hãy cùng mình vào bếp và làm món mắm tôm chuẩn vị nào.

1.1. Nguyên Liệu

  • + 500g moi
  • + 170-200g muối biển

1.2. Cách nấu

Đầu tiên, bạn phải rửa sạch moi biển rồi để cho ráo. Do muối biển chứa khá nhiều chất bẩn bạn nên đổ muối ra rổi rồi xả nhanh với nước, sau đó thì để cho ráo nhé.

Làm mắm tôm chủ yếu thì dùng con moi bởi do nó có hàm lượng đạm khá cao, nhưng nếu không có moi thì bạn có thể sử dụng tép nhỏ hoặc tôm để thay thế nhé. Muối dùng để làm mắm tôm nên sử dụng muối biển, loại muối hạt to chứ không được dùng muối iốt hay bột canh nhé.

Phần kế tiếp, bạn sẽ cho phần moi biển vào máy xay nhuyễn hoặc nếu không có máy xay thì có thể đeo bao tay rồi dùng lực bàn tay chà nát dễ dàng.

Khi sử dụng tôm to để làm thì bạn nên bỏ phần vỏ đi nhé.

Tiếp đó, trộn muốn và moi biển lại với nhau, tỉ lệ muối và moi biển để làm mắm tôm là 1/3 có nghĩa là nếu làm 500g moi thì cần khoảng 170-200g muối, cho đúng tỉ lệ rất quan trọng vì sẽ giúp cho mắm tôm của bạn không bị quá mặn cùng không quá nhạt. Trộn đều phần muối với moi biển cho thật nhuyễn.

Sau khi trộn cho moi biển với muối hòa vào nhau bạn cho moi biển vào chum nhỏ rồi bịt kín nắp lại sau đó đem phơi nắng. Bạn nên chú ý thỉnh thoảng khuấy đều để hơi nước sinh ra trong quá trình mắm lên men và bay hơi bớt đi. Khi phơi với nắng to thì mắm tôm có tốc độ sẽ nhanh lên men hơn và lúc hết nắng bạn hãy nhớ đặt chum mắm ở chỗ khô ráo và tránh nước mưa nhé.

Mắm tôm được bảo quản trong chum từ 6 tháng đến tầm 1 năm cho đến khi mắm tôm đủ chín có được màu tím và mùi thơm đặc trưng của mắm là được. Với những chỗ có nắng to, nếu quá trình phơi nắng mắm tôm diễn ra nhiều và nhanh hơn thời gian thu được mắm tôm sẽ bớt đi chỉ còn khoảng 3-4 tháng. 

Cuối cùng, khi mắm tôm đã chín rồi và có màu tím bắt mắt cùng hương thơm hấp dẫn thì bạn phân chia mắm tôm ra các lọ nhỏ, đậy nắp chặt lại rồi sử dụng từ từ nhé.

Theo quan điểm chung của nhiều người, mắm tôm có mùi càng nặng thì càng ngon, tuy nhiên điều này là không hẳn là đúng. Mắm tôm ngon là loại đặc sánh, nhuyễn và có mùi thơm đặc trưng đậm đà chứ không phải là nặng mùi. Mắm tôm đã được pha chế thì dùng luôn chứ không phải pha chế xong rồi để dành cho lần sau nhé.

2. Những món thường ăn kèm với mắm tôm

cách làm mắm tôm miền bắc

Mắm tôm có thể ăn kèm với nhiều món khác nhau

2.1. Bún đậu

Nếu bún đậu được xem là tinh hoa đặc trưng của ẩm thực Hà Nội thì mắm tôm có lẽ chính là linh hồn tạo ra được sức cuốn hút của món ăn này. Mắm tôm được pha thêm gia vị như có chút ngọt của đường, và vị cay của ớt bằm, vị chua dịu của quất, ít dầu rán rồi đánh cho nổi bọt. Những miếng đậu phụ được chiên vàng, trong béo ngoài giòn, cùng với bún trắng cắt lát vừa ăn kèm theo với đủ loại rau thơm… khi hòa quyện với mắm tôm khiến người ta xuýt xoa mãi không thôi.

2.2. Bún riêu cua

Mắm tôm đã phát triển thành gia vị nêm nếm cho các bát bún ngon lành, dậy mùi thơm lừng. Ví như bạn đã từng thưởng thức bún riêu cua xứ Bắc, hẳn sẽ không quên được độ thanh nhẹ của nước riêu, vị ngọt béo của gạch cua ăn kèm rau sống tươi mát, đặc biệt hơn cả là mắm tôm đi kèm. Hương vị hấp dẫn mà bí quyết chế biến lại không quá phức tạp, một thìa nhỏ mắm tôm thôi cũng làm người sành ăn thỏa mãn.

2.3. Bún ốc

Bên cạnh bún riêu cua và bún thang, bún ốc của mảng đất Hà Thành cũng nức tiếng không kém. Dù trong tiết trời nóng nực, mát dịu hay se lạnh thì nồi bún ốc thơm phức trong những hàng quán vẫn quyến luyến thực khách khi ghẹ ngang. Nước lèo thanh mát chua nhẹ hẳn nhiên vị béo ngậy ngon lành. Bún ốc sở hữu thể được biến tấu phổ biến như bún ốc chuối đậu, bún ốc tóp mỡ, giò tai, giết bò… nhưng cứng cáp chẳng thể thiếu mắm tôm. Nhờ mang mắm tôm mà bún ốc Hà Nội mới với được hương vị “gây nghiện” khướu giác và vị giác như thế.

>> Xem thêm: Cách Làm Bún Thịt Nướng Thơm Ngon Nức Mũi

Bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách làm mắm tôm miền Bắc ngon chuẩn vị. Hãy thử làm và thưởng thức tại nhà một cách ngon lành mà không sợ các vấn đề vệ sinh khi đi mua ngoài bạn nhé!

Nguồn: Gác bếp