Cách giáo dục các kỹ năng sống về an toàn giao thông cho trẻ em

0
1658

Kỹ năng sống về an toàn giao thông cực kỳ quan trọng và phụ huynh nên dạy trẻ càng sớm càng tốt, để trẻ có thể tự bảo vệ bảo thân. Tham khảo ngay hướng dẫn để trẻ có thể tự nhận biết luật an toàn giao thông.

Trẻ em còn nhỏ luôn suy nghĩ và hành động tương đối đơn giản, hiểu biết về xã hội tương đối hời hợt, không cảnh giác với mọi người, không có ý thức đề phòng xung quanh. Do đó, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ gặp nhiều mối hiểm họa khi tới nơi đông người, giao thông nhộn nhịp.

1. Giáo dục kỹ năng sống về an toàn giao thông cho trẻ bằng đồ chơi

Trẻ em rất hào hứng với đồ chơi, cha mẹ có thể dạy và hướng dẫn trẻ sử dụng đồ chơi theo đặc điểm của chúng. Trên thị trường có rất nhiều mẫu xe ô tô và xe gắn máy, xe đạp liên quan đến giao thông, bạn có thể chọn cho con mình một vài mẫu xe.

Trong quá trình trẻ chơi đồ chơi này, phụ huynh hướng dẫn cho trẻ biết luật giao thông của các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu và vỉa hè để trẻ biết khi nào cần tránh nguy hiểm,… Từ đó, nâng dần ý thức an toàn cho trẻ.

kỹ năng sống về an toàn giao thông
Hướng dẫn kỹ năng sống về an toàn giao thông qua đồ chơi

2. Dạy kỹ năng sống an toàn giao thông bằng cách cho trẻ chơi ngoài trời nhiều hơn

Phụ huynh nên đưa trẻ ra ngoài chơi thường xuyên hơn để trẻ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với giao thông. Trong thời gian đó, phụ huynh nên tận dụng các cơ hội khác nhau để dạy trẻ hiểu các luật giao thông đường bộ:

2.1. Ý nghĩa các biển báo giao thông

  • Biểu tượng ‘Đi bộ’ hoặc biểu tượng người đi bộ tại các giao lộ dành cho người đi bộ. Chỉ sang đường khi các biển báo này chuyển sang màu xanh lục. Nhưng hãy quan sát bên trái và bên phải để đảm bảo không có phương tiện nào đang đến gần.
  • Không bao giờ băng qua đường nếu biển báo ‘Không đi bộ’ hoặc nếu biểu tượng người đi bộ chuyển sang màu đỏ.

2.2. Ý nghĩa đèn xanh đèn đỏ đèn vàng

  • Đèn màu xanh lá cây có nghĩa là “đi”: Chỉ khi tín hiệu chuyển sang “màu xanh lá cây”, các phương tiện di chuyển phía trước.
  • Màu đỏ có nghĩa là ‘dừng lại’: Khi tín hiệu chuyển sang màu đỏ, tất cả các phương tiện phải dừng lại.
  • Màu vàng có nghĩa là giảm tốc độ: Khi tín hiệu chuyển sang màu vàng, các phương tiện nên giảm tốc độ và chuẩn bị dừng lại.
Dạy trẻ ý nghĩa các biển báo và đèn giao thông
Dạy trẻ ý nghĩa các biển báo và đèn giao thông

2.3. Lắng nghe tín hiệu âm thanh trên đường trong bộ kỹ năng sống về an toàn giao thông

Nếu họ nghe thấy tiếng còi, hãy dừng lại và nhìn sang trái và phải để xem có phương tiện nào đang đến gần hay không.
Lắng nghe âm thanh động cơ gần đó để biết liệu có phương tiện đang di chuyển hay không – giải thích cách tiếng ồn lớn cho thấy phương tiện đang ở gần đó và âm thanh nhỏ có nghĩa là phương tiện đó đang đi xa. Âm thanh của lốp xe cũng có nghĩa là một chiếc xe đang đến gần.

2.4. Luôn đi đúng phần đường của mình

  • Hướng dẫn trẻ luôn đi trên vỉa hè và không được một mình băng qua đường.
  • Yêu cầu con bạn chỉ băng qua đường ở đúng phần vạch kẻ đường dành cho người đi bộ khi có người lớn đi kèm.

3. Cha mẹ làm gương cho trẻ có kỹ năng sống về an toàn giao thông 

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ hãy làm gương cho con cái trong việc thực hành các kỹ năng sống về an toàn giao thông. Nếu phụ huynh vượt đèn đỏ khi chở bé thì không thể nào khiến bé nghe lời dạy không được băng qua đường khi đèn đỏ.

D đó, phụ huynh phải là người có ý thức chấp hành luật và quy định giao thông mới có thể là người hướng dẫn trẻ an toàn giao thông, dạy trẻ không được nô đùa, nghịch phá bên lề đường và băng qua đường để quan sát xung quanh. Và mới có thể khiến trẻ nghe lời và noi theo.

Cha mẹ làm gương cho trẻ
Cha mẹ làm gương cho trẻ khi tham gia giao thông

4. Kỹ năng sống an toàn khi ngồi trên xe máy

Dù bé đi bất kỳ phương tiện nào thì phụ huynh cũng phải nhắc trẻ ngồi vững ở cả phía trước lẫn phía sau, không được lắc lư qua lại khi ngồi trên xe máy, không được tự ý lên hoặc xuống xe. Cha mẹ phải sử dụng ghế an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn cho trẻ nhỏ khi ngồi trên xe máy.

Cha mẹ phải sử dụng ghế an toàn cho trẻ em
Cha mẹ phải sử dụng ghế an toàn và mũ bảo hiểm cho trẻ em

5. Kỹ năng sống dạy trẻ đội mũ bảo hiểm đúng cách

Trẻ nhỏ ngồi phía sau xe thường không thích đội mũ bảo hiểm vì có thể gây khó chịu vùng đầu. Do đó, đầu tiên, phụ huynh nên tìm mua những chiếc mũ chất lượng cao, êm ái, vừa vặn và trọng lượng nhẹ dành cho trẻ em. Sau đó, cho trẻ biết về tầm quan trọng của chiếc mũ bảo hiểm khi đi xe. Nếu không đội mũ thì rất có thể trẻ sẽ bị thương, đau đớn,… Để từ đó, trẻ chú ý luôn đội mũ bảo hiểm khi ra đường.

5.1. Dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm trong bộ kỹ năng sống về an toàn giao thông

Tiếp đến, khi trẻ đã hiểu tác dụng của mũ bảo hiểm, phụ huynh làm mẫu cách đội mũ 1 lần thật chậm để trẻ quan sát. Lần thứ 2, phụ huynh và bé cùng nhau đội mũ. Phụ huynh quan sát cách trẻ đội mũ để điều chỉnh những sai sót của trẻ cho kịp thời.

  • Bước 1: Dạy trẻ lật ngửa mũ bảo hiểm, kéo hai dây quai qua 2 bên. Phụ huynh lưu ý trẻ để thẳng dây, không để dây bị xoắn vì dây có thể cọ vào da mặt mỏng manh của bé, gây đau.
  • Bước 2: Phụ huynh dạy trẻ đội mũ bảo hiểm lên đầu.
  • Bước 3: Trẻ đóng khóa mũ.
  • Bước 4: Cuối cùng, trẻ cần kiểm tra lại quai mũ bằng cách luồn 2 ngón tay vào phần dây bảo hiểm phía dưới cằm. Nếu không thể luồn 1-2 ngón tay được thì dây quai nón đang quá chật, có thể gây khó chịu cho trẻ khi di chuyển. Còn nếu có thể luồn nhiều hơn 2 ngón thì mũ đang quá rộng, trẻ cần thắt chặt dây hơn.
Dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm
Dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm

5.2. Dạy trẻ cách tháo mũ bảo hiểm 

Tương tự như khi đội mũ bảo hiểm, phụ huynh hướng dẫn trẻ tháo mũ bằng cách dùng 2 bàn tay cầm quai mũ. Trong đó, ngón tay cái và ngón tay trỏ bên bàn tay trái bóp nhẹ vào nút khóa, còn bàn tay phải rút chốt khóa, kéo thẳng ra ngoài.

Sau khi trẻ học đội và tháo mũ bảo hiểm, đừng quên khen ngợi trẻ để trẻ tích cực thực hiện kỹ năng sống về an toàn giao thông này hơn. Nếu trẻ chưa thể thực hiện ngay sau một lần đầu tiên thì phụ huynh cũng không nên la mắng mà nhẹ nhàng chỉ dẫn lại cho trẻ. Hãy để trẻ cảm thấy việc học thêm kỹ năng mới là niềm vui chứ không phải là sự áp lực.

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, trên đây là tổng hợp các cách giáo dục kỹ năng sống về an toàn giao thông cho trẻ nhỏ mà phụ huynh nên áp dụng.