Bộ Nhận Diện Thương Hiệu – Những Điều Cần Biết Để Xây Dựng

0
622

Bộ nhận diện thương hiệu giúp bạn khác biệt với vô số đối thủ cạnh tranh. Nó cho khách hàng thấy bạn là ai và họ có thể mong đợi gì từ sản phẩm của bạn. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì và xây dựng ra sao để hiệu quả? Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn.

1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp tất cả các yếu tố mà một công ty tạo ra để khắc họa hình ảnh phù hợp với người tiêu dùng. Về cơ bản, hình ảnh thương hiệu là mấu chốt nói lên tính cách của doanh nghiệp và lời hứa với khách hàng. 

Như Jeff Bezos nói, “Thương hiệu là những gì mọi người nói về bạn khi bạn không ở trong phòng.”

Sản phẩm của bạn sẽ để lại ấn tượng rất lâu trong tâm trí khách hàng. Và những yếu tố chính nào là yếu tố chính để định hình lại ấn tượng đó.

2. Ví dụ về bộ nhận diện thương hiệu của Coca-Cola

Để hiểu rõ hơn, tôi sẽ đưa ra ví dụ. Khi nghe đến cái tên Coca-Cola, hẳn bạn có thể hình dung ra logo nổi tiếng của hãng như dưới đây. Hoặc cũng có thể nhớ đến hình dáng chiếc chai có nước màu nâu sủi bọt gas và dải băng đỏ in dòng chữ trắng bao quanh.

bộ nhận diện thương hiệu
Logo là một trong số những bộ nhận diện thương hiệu của Coca-Cola

Bộ nhận diện thương hiệu của Coca-Cola bao gồm logo nền đỏ cùng chữ script trắng uốn lượn. Màu đỏ gợi lên sự tự tin cho người uống Coke, trong khi kiểu chữ script lại hướng đến sự thích thú. Điều này mang ý nghĩa, cà phê là thức uống bạn uống trước khi đi làm vào buổi sáng – còn Coca-Cola là thức uống bạn thưởng thức khi làm xong buổi chiều. Đây chính là “bộ mặt” của thương hiệu.

Coca-Cola in logo của mình trên một chai có hình dạng độc đáo (không có loại đồ uống nào khác có chai giống hệt như vậy). Điều này cho khách hàng tự tin hơn rằng chai nước của họ là hàng thật, không phải nhái. Thương hiệu đã phát triển uy tín và niềm tin của khách hàng theo cách này.

Hãy nhìn xem Coca-Cola, một lần nữa đã tận dụng rất tốt ảnh đại diện và ảnh bìa Facebook phù hợp với chủ đề hạnh phúc. Mà vẫn giữ được hình ảnh thương hiệu.

bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội của Coca-Cola.

Ngoài ra, chúng ta còn phải xây dựng thương hiệu bao gồm nhiều thứ khác nữa chứ không chỉ là logo, màu sắc hay kiểu dáng chai. Bạn có thể tạo ra nhiều yếu tố khác thú vị hơn, miễn sao mang nét đặc trưng của doanh nghiệp và khiến khách hàng nhớ tới.

3. Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu mạnh

3.1. Phải biết bạn là ai

Trước khi bạn xây dựng những yếu tố hữu hình để tạo nên bản sắc thương hiệu, bạn cần biết bạn là ai – trên cương vị một doanh nghiệp. Hãy xác định các yếu tố sau:

  • Sứ mệnh là gì? Tại sao?
  • Giá trị của doanh nghiệp bạn? (Niềm tin nào thúc đẩy công ty bạn)
  • Tính cách thương hiệu của bạn thế nào? (Giả sử thương hiệu bạn là một con người thì nó sẽ có tính cách ra sao)
  • Định vị độc nhất của bạn? (Làm sao để phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh)
  • Tiếng nói thương hiệu của bạn? (Nếu là một con người, nó sẽ giao tiếp thế nào)

Điều quan trọng là bạn phải nắm rõ từng chi tiết. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định doanh nghiệp mình là ai, hãy thử trả lời các câu hỏi sau:

  • Tại sao chúng tôi bắt đầu kinh doanh?
  • Với tư cách là một công ty, niềm tin và giá trị quan trọng đối với chúng tôi là gì?
  • Chúng tôi làm gì tốt hơn bất kỳ ai khác?
  • Điều gì làm cho chúng tôi đặc biệt?
  • Nếu có thể mô tả thương hiệu của mình bằng ba từ, chúng sẽ là gì?
  • Ba từ mà chúng tôi muốn khách hàng sử dụng để mô tả chúng tôi là gì?

Khi bạn đã xác định được mình là ai với tư cách là một thương hiệu. Đã đến lúc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và thể hiện bạn với những người quan trọng nhất: khách hàng của bạn.

3.2. Thiết kế: nền tảng phải dựa trên thương hiệu

Trước khi bắt đầu lên những ý tưởng và thiết kế thương hiệu của mình, bạn cần nắm rõ các khối xây dựng bao gồm :

3.2.1. Kiểu chữ: Có 4 kiểu chữ chính:

Font chữ Serif – có chân: như Times New Roman hoặc Garamond. Chúng có chân nhỏ ở mỗi chữ cái. Kiểu chữ cổ điển này rất phù hợp nếu bạn muốn thương hiệu mình xuất hiện với một hình ảnh đáng tin cậy, truyền thống và có một chút cổ điển.

Font chữ Sans Serif – không chân: như Helvetica hay Franklin Gothic. Chúng ngược lại với Serif, đây là những kiểu chữ không có nét gạch ở chân mỗi chữ cái gọi là không chân. Cúng mang lại cảm giác đơn giản, bóng bẩy và hiện đại hơn cho thương hiệu của bạn.

Font script mô phỏng chữ viết tay: như Allura hoặc Pacifico. Kiểu chữ này mang lại cảm giác sang trọng hoặc nữ tính cho các thương hiệu.

Mỗi font chữ thể hiện một nét riêng. Còn chưa kể đến những yếu tố tác động khác như viền chữ, đổ bóng,… Vì vậy, việc hiểu mình là ai, thương hiệu của mình là gì, mong muốn tạo dấu ấn khách hàng ra sao, rồi chọn font chữ sẽ dễ dàng hơn cho bạn.

3.2.2. Màu sắc

Mọi người – bao gồm cả khách hàng của bạn, đều có mối quan hệ tâm lý với các màu sắc khác nhau. Chính vì thế màu sắc đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

  • Màu đỏ: Màu của đam mê và hứng khởi. Đó là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tạo cảm giác nổi bật và trẻ trung.
  • Màu cam: Màu cam là một màu năng lượng cao và rất hợp lý nếu bạn muốn tỏ ra thân thiện và vui tươi. 
  • Màu vàng: Màu của nắng và hạnh phúc. Đây là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn thương hiệu mình luôn cảm thấy vui vẻ, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng.
  • Xanh lá cây: Một màu cực kỳ linh hoạt có thể được sử dụng cho bất kỳ thương hiệu nào. Tuy nhiên về văn hóa, khi mọi người nhìn thấy màu xanh lá cây; họ nghĩ đến hai điều: tiền bạc hoặc thiên nhiên.
  • Màu xanh lam: Màu hấp dẫn nhất trong quang phổ. Xanh lam tạo ra một cảm giác ổn định và đáng tin cậy hơn.
  • Màu tím: Màu tím là màu của hoàng gia. Vì vậy nếu bạn muốn có cảm giác sang trọng trong mắt của người tiêu dùng, thì đây là một đặt cược an toàn.
  • Màu hồng: Về mặt văn hóa, màu hồng gắn liền với sự nữ tính. Vì vậy nếu bạn hướng đến phụ nữ thì màu hồng là ứng cử viên sáng giá. Đây cũng là màu phù hợp cho các thương hiệu có bản sắc nhẹ nhàng hoặc sang trọng.
  • Màu đen: Hiện đại và tinh tế – không có gì cổ điển và hiệu quả bằng màu đen.

3.2.3. Hình dáng

bộ nhận diện thương hiệu
Hình dáng tác động đến bộ nhận diện thương hiệu

Một biểu tượng hình tròn và các cạnh mềm mại sẽ truyền cảm hứng cho khách hàng một phản ứng rất khác so với một biểu tượng hình vuông và sắc cạnh.

Chính vì thế, việc sử dụng hình dáng cho các thiết kế cũng tác động đến ấn tượng thương hiệu của bạn đến khách hàng.

  • Hình tròn hoặc tương tự hình tròn (hình bầu dục, elip): thể hiện sự ấm áp, mềm mại. Các thương hiệu kết hợp các hình tròn có thể tạo ra cảm giác cộng đồng, thống nhất và tình yêu thương. Các cạnh tròn cũng được xem là nữ tính.
  • Các hình dạng có cạnh thẳng – như hình vuông, chữ nhật và tam giác: khiến mọi người nghĩ đến sức mạnh và hiệu quả. Các đường thẳng tạo cảm giác ổn định và đáng tin cậy. Nhưng bạn cần phải cẩn thận: nếu các hình dạng không được cân bằng với thứ gì đó vui nhộn, chẳng hạn như màu sắc năng động, chúng có thể mất tác dụng và không kết nối được với khách hàng của bạn.
  • Các đường thẳng cũng có ý nghĩa riêng của chúng: đường thẳng đứng gợi lên sự nam tính và mạnh mẽ. Trong khi đó các đường ngang gợi ý đến sự yên tĩnh và rung cảm êm dịu.

3.3. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi đã tìm ra được những khối thiết kế cơ bản, tiếp theo bạn cần làm việc với những nhà thiết kế để tạo ra bộ nhận diện thương hiệu. Tùy thuộc vào bản chất doanh nghiệp mà các yếu tố thương hiệu có mức độ quan trọng khác nhau. Ví dụ một nhà hàng sẽ chú ý hơn đến thiết kế menu và không gian vật lý. Còn một digital marketing agency lại tập trung vào trang web và các trang truyền thông xã hội.

Các yếu tố chính trong việc thiết kế hình ảnh thương hiệu của bao gồm:

3.3.1 Logo

Logo là nền tảng của bộ nhận diện thương hiệu. Logo của bạn có thể:

  • Truyền đạt rõ thông tin bạn là ai, tính cách bạn, bạn muốn hướng tới điều gì
  • Hình ảnh hấp dẫn, đơn giản, gọn gàng, thu hút
  • Tạo ấn tượng lâu dài với khách hàng
  • Tồn tại lâu dài (hẳn bạn sẽ chẳng muốn logo của mình bị lỗi thời sau 3 năm hoạt động đúng chứ)

Bạn cũng cần đảm bảo logo ở nhiều định dạng, phiên bản (đen trắng, nhiều kích thước,…)

3.3.2 Website

Đây là một trong những khía cạnh tiêu biểu của bộ nhận diện thương hiệu. Và nó đặc biệt quan trọng nếu bạn điều hành một doanh nghiệp trực tuyến hoặc dịch vụ kỹ thuật số. Hẳn khách hàng sẽ ghé website bạn trước khi có bất kỳ giao dịch nào với bạn.

3.3.3. Bao bì sản phẩm

Nếu bạn cung cấp sản phẩm vật lý thì bao bì chính là chìa khóa để thu hút khách hàng. Đừng đánh giá thấp giá trị của thiết kế đẹp trong việc cải thiện trải nghiệm.

3.3.4. Danh thiếp

Hẳn là trong việc giao lưu hay mua bán thì danh thiếp cũng đều được nhiều người lưu trữ. Một tấm danh thiếp được thiết kế tốt có thể ghi điểm trong mắt khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy giữ nó đơn giản: logo ở một mặt và các chi tiết cá nhân quan trọng ở mặt kia là đủ.

bộ nhận diện thương hiệu
Danh thiếp là yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu cần được đơn giản

Ngoài ra còn rất nhiều những yếu tố khác như đồ họa truyền thông xã hội, mẫu email, thiết kế cửa hàng vật lý hay đồng phục nhân viên,… Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần nhất quán. Đây chính là điểm cốt lõi để tạo ra được một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

Nếu bạn muốn thương hiệu của mình được mọi người nhìn nhận theo hướng tích cực; thì điều quan trọng là bạn phải xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu. Bạn phải thể hiện chính xác tính cách của doanh nghiệp mình; và những gì bạn muốn hướng đến khách hàng. Bài viết đã sơ lược những kiến thức căn bản về thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, hy vọng sẽ có ích cho quá trình xây dựng doanh nghiệp của bạn.

Nguồn: Kinh tế – thời đại