Biển Báo Giao Thông Có Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Gì?

0
622

Biển báo giao thông đường bộ là loại biển báo được dựng ven đường nhằm cung cấp thông tin lưu thông cho người tham gia. Có nhiều loại biển báo nằm trong hệ thống. Vì vậy, người tham gia giao thông cần phải mắm rõ thông tin của từng loại, đảm bảo sự an toàn.

1. Phân loại biển báo giao thông

Biển báo giao thông xuất hiện ven các con đường giúp người tham gia giao thông nắm rõ thông tin cần thiết. Kể từ những năm 1930, nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo an toàn giao thông có hình ảnh. Ngoài ra, những tiêu chuẩn khác cũng được áp dụng để cho việc lưu thông được thuận tiện hơn.

Biển báo Việt Nam tạo ra theo quy chuẩn quốc tế. Và được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Trừ một số quốc gia có tay lái nghịch.

biển báo giao thông
Phân loại các biển báo

1.1. Biển báo cấm

Loại biển báo này dùng để biểu thị những điều cấm khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành những loại biển báo này.

Nhóm biển báo cấm gồm có các biển báo được đánh số từ 101 đến 140. Và có đường kính 70cm, viền đỏ: 10cm và vạch đỏ 5cm.

biển báo giao thông
Biển báo cấm

1.2. Biển báo nguy hiểm

Đặc điểm của loại biển báo này có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng và hình màu đen. Ý nghĩa của biển báo cảnh báo nguy hiểm này là cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Từ đó giúp cho người tham gia giao thông có thể ứng phó kịp thời. Nếu gặp biển báo này, tài xế cần phải lưu ý giảm tốc độ và quan sát cẩn thận xung quanh.

Lưu ý biển báo này không cấm hoặc bắt buộc người tham gia giao thông thực hiện mệnh lệnh nào. Mục đích chủ yếu là để cảnh báo nguy hiểm, đảm bảo an toàn giao thông.

1.3. Biển báo giao thông chỉ dẫn

Đặc điểm của máy này có dạng hình vuông hay hình chữ nhật với hình vẽ màu trắng và nền xanh.

Chúng có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông nắm được hướng đi cần thiết. Giúp cho việc lái xe trở nên thuận lợi hơn trên đường. Đây là những biển báo cần thiết để hướng dẫn thông tin cho người đi đường.

1.4. Biển báo hiệu lệnh

Biển báo này có dạng hình tròn và nền xanh, hình vẽ màu trắng.

Nhóm biển báo này mang ý nghĩa thông báo cho người lái xe biết được hiệu lệnh. Tài xế bắt buộc phải thực hiện theo mệnh lệnh. Nhóm biển báo này bao gồm 9 kiểu được đánh số từ 301 đến 309. Với mục đích báo cho người đi đường biết được hiệu lệnh phải thi hành.

1.5. Biển báo phụ

Biển báo này có hình vuông hoặc hình chữ nhật, với viền đen, hình vẽ màu đen và nền trắng. Chúng thường nằm dưới những biển báo chính. Với mục địch là để bổ sung hoặc làm rõ ý nghĩa cho biển chính.

Biển báo này được sử dụng cùng với các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn, biển báo mệnh lệnh. Nhằm thuyết minh chi tiết hơn cho các loại biển đó.

1.6. Vạch kẻ đường

Đây là một biển báo rất đặc biệt giúp hướng dẫn và chỉ dẫn tài xế khi họ tham gia giao thông. Biển báo vạch kẻ đường được chia ra thành: vạch kẻ nằm ngang và nằm đứng.

Chúng thường nằm trên đường, có màu trắng hoặc vàng. Những kí hiệu trên biển báo là chỉ dẫn cho người lái phải tuân thủ theo. Chúng sẽ có những chỉ dẫn như: rẻ trái, rẻ phải, dừng lại, chạy chậm, làn đường cao tốc, nhập làn đường,…Chúng thường xuất hiện độc lập, nhưng trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

2. Không chấp hành biển báo giao thông bị xử phạt bao nhiêu?

Theo tin tức pháp luật, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, quy định rõ mức phạt đối với lỗi không chấp hành biển báo đường bộ.

Chi tiết tại điều 5 của nghị định nêu rõ, sẽ phạt tiền với mức phạt dao động từ 200.000 đến 400.000. Đối với người điều khiển giao thông không tuân thủ theo mệnh lệnh yêu cầu. Và cả những chỉ dẫn của biến báo hiệu, vạch kẻ đường…

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về biển báo giao thông gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn nắm được các tiêu chuẩn cần thiết khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn.

Nguồn: Tin khác