Bánh Mì Món Ăn Phổ Biến Của Nhiều Quốc Gia Trên Thế Giới

0
715

Bánh mì là một món ăn được phổ biến rộng rãi rộng khắp thế giới. Nó cũng có rất nhiều loại khác nhau, tùy vào từng khu vực sẽ có những loại đặc trưng riêng. Bài viết này cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bánh mì truyền thống Việt Nam.

1. Bánh mì là gì?

Bánh mì là một loại thực phẩm được chế biến từ bột mì và ngũ cốc nghiền được trộn chung với nhau có thêm nước. Sau đó người ta thường sẽ đem đi nướng để cho ra được bánh mì. Trong suốt quá trình lịch sử khá lâu, nó đã trở nên phổ biến toàn thế giới. 

Trở thành một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất từ trước tới giờ, là bước đi rất quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp như hiện giờ. Hiện tại có vô vàn các cách làm bánh mì khác nhau.

Tùy vào độ sáng tạo của đầu bếp, trong cách trộn bột tỷ lệ, hay là kết hợp các nguyên liệu khác lại với nhau sẽ cho ra một loại bánh mì hoàn toàn mới. Nên kích thước và kết cấu của bánh cũng tùy vào đặc điểm của mỗi vùng, quốc gia sẽ cho ra khác nhau.

Việc lên men bánh mì cũng có rất nhiều cách, từ việc sử dụng các biện pháp tự nhiên cho đến các biện pháp nhân tạo. Đôi lúc cũng có nhiều người làm không cần lên men, có thể là do sở thích nấu nướng của mỗi người, cũng có thể là truyền thống hay tôn giáo ở một khu vực nào đó.

Thay vì lấy bột mì trộn với ngũ cốc, ngày nay có rất nhiều người lại sử dụng các loại trái cây, hạt hoặc các chất béo khác để làm.

bánh mì
Bánh mì

2. Nguồn gốc bánh mì Việt Nam

Hiện tại đa phần các thông tin, hay nhiều người thường đồng ý rằng bánh mì Việt Nam hiện tại có nguồn gốc từ Pháp. Tất nhiên thông tin này vẫn có rất nhiều người không đồng tình về tính xác thực của nó.

Trên thực tế, nó dần dần được du nhập về đất nước Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn vào những năm 1859. Trong cuộc chiến chiếm thành Gia Định, lúc này nhu yếu phẩm được sử dụng trong trận chiến của thực dân Pháp đa phần là bánh mì.

Lúc đầu món ăn này chỉ sử dụng làm nhu yếu phẩm bình thường ăn cho đỡ đói hoặc cũng chỉ là một món ăn chơi. Nhưng càng ngày nhiều đầu bếp biến tấu nó trở thành món ăn hết sức đa dạng. Từ các bữa ăn phụ, tới cả các bữa ăn chính. Ăn riêng lẻ hoặc ăn kèm với những món khác cũng đều ngon.

Bây giờ bánh mì gần như là một món ăn mang nhiều nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, cũng như là món ăn quốc dân của người dân Việt Nam. 

3. Cách làm bánh mì Việt Nam

3.1. Nguyên liệu

  • 400gr bột mì đa dụng (sử dụng loại bột mì hiệu nào cũng được, miễn sao hàm lượng protein trên 11,5%, khi làm bánh mì nó mới ngon).
  • 8gr đường cát trắng.
  • 4gr muối ăn.
  • 8gr men nở ăn liền (instant yeast).
  • Dầu ăn.
  • 22gr sữa chua không đường.
  • 240ml nước lạnh.

3.2. Làm bột

Chuẩn bị một cái tô, cho vào đó 400gr bột mì đa dụng, 8gr đường cát trắng, 4gr muối ăn và 8gr men nở ăn liền. Sau đó trộn đều hỗn hợp lên, khi trộn xong thì cho vào tiếp 10gr dầu ăn (chọn loại dầu nào đừng có mùi nặng, vì khi làm bánh mì xong dễ bị hôi dầu). 

Cho vào tiếp 22gr sữa chua không đường, lại tiếp tục trộn hỗn hợp lên cho đều, cho tiếp vào 240ml nước lạnh. Không dùng nước nóng, vì như vậy sẽ tạo thêm nhiệt cho khối bột, khiến men nở nhanh hơn. Nếu sử dụng máy để nhồi bột sẽ khiến men chết và bột không thể nở được khi đem đi ủ.

Có thể trộn bột xơ qua thôi cũng được, vì tiếp theo đem phần bột này đi nhồi. Có thể nhồi bột bằng tay hoặc bằng máy, nhưng bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhồi bột bằng tay. Trước khi bỏ phần bột ra nhồi, thì nên cho một ít bột mì lên trên bề mặt để làm phần áo.

Sau khi cho bột ra hết, thì bắt đầu nhồi. Lúc mới đầu nhồi thì bột rất dễ dính tay, vì lúc này bột vẫn đang còn ướt. Khi bạn nhồi được một lúc thì bột bắt đầu kết dính với nhau, sẽ không còn dính nữa. 

Cách nhồi bột cũng không quá khó khăn, bạn cứ tưởng tượng như đang giặt đồ thôi. Để kiểm tra bột đã đạt hay chưa, bạn chỉ cần lấy một miếng nhỏ kéo xem coi thử nó có ra được cái màng mỏng hay không.

bánh mì
Làm bột

3.3. Làm bánh mì

Sau khi nhồi xong, thì sẽ cho vào lại trong tô có thoa một lớp dầu ăn. Sau đó bọc một màng thực phẩm, đem đi ủ ở nhiệt độ phòng. Hoặc bỏ vào lò nướng ở nhiệt độ 50°C để 5 phút.

Sau đó lấy bột ra, thoa một ít dầu ăn ở dưới bề mặt. 

Chia bột ra thành từng khối đều nhau, sau đó nặn tạo hình thành bánh mì. Để bánh mì lên khay có lót miếng giấy đã đụt lỗ cho thoát hơi. Ở phía dưới sẽ chuẩn bị sẵn một khay nước nóng, lúc nướng nước sẽ thoát hơi giúp cho bánh không bị khô.

Nướng 10 phút đầu ở nhiệt độ 230°C, sau 10 phút sẽ hạ nhiệt độ xuống còn 210°C. Sau khi thấy bánh chín vàng đều thì lấy ra. Bây giờ bạn có thể thưởng thức món bánh mì nóng hổi vừa mới ra lò của mình. Bạn có thể dùng ăn kèm với nhiều món ăn khác cũng hết sức tuyệt vời.

bánh mì
Bánh mì Việt Nam

Bánh mì là một món ăn quốc dân ở nhiều quốc gia, Việt Nam hiện giờ cũng không ngoại lệ. Đây là món ăn có thể ăn được mọi bữa, ăn chính cũng được và ăn kèm với món nào cũng được hết. Chúc các bạn thành công trong việc đưa món bánh mì vào thực đơn nấu ăn của mình.

Nguồn: Gác bếp